Hoàn thiện cơ chế, chỉ tiêu đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm
Ngày 19/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Cơ chế, chỉ tiêu đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm” do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Công ty Aon Benfield chuyên về cung cấp dịch vụ trung gian tái bảo hiểm và tư vấn sử dụng vốn tổ chức. Tại hội thảo, ông Phùng Ngọc Khánh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết: Cùng với việc xây dựng đề án và thực hiện chức năng quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã chủ động rà soát, đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên kết quả hoạt động và mức độ đảm bảo trên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật để có biện pháp hỗ trợ đảm bảo phát triển lành mạnh, hiệu quả của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và đang trình Thủ tướng Chính phủ đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm. Hoàn thiện cơ chế, chỉ tiêu đánh giá, phân loại...
Ngày 19/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Cơ chế, chỉ tiêu đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm” do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) và Công ty Aon Benfield chuyên về cung cấp dịch vụ trung gian tái bảo hiểm và tư vấn sử dụng vốn tổ chức.
Tại hội thảo, ông Phùng Ngọc Khánh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết: Cùng với việc xây dựng đề án và thực hiện chức năng quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã chủ động rà soát, đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên kết quả hoạt động và mức độ đảm bảo trên khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật để có biện pháp hỗ trợ đảm bảo phát triển lành mạnh, hiệu quả của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và đang trình Thủ tướng Chính phủ đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoàn thiện cơ chế, chỉ tiêu đánh giá, phân loại doanh nghiệp bảo hiểm |
Liên quan đến vấn đề này ông David Maneval – Giám đốc tính phí của Công ty Aon Benfield châu Á cũng chia sẻ 3 nội dung quan trọng tác động đến khả năng thanh toán trên thế giới bao gồm: Quá trình phát triển của các quy định về khả năng thanh toán; Tổng quan về hệ thống các quy định liên quan tại châu Á- Thái Bình Dương và Tác động của các quy định về khả năng thanh toán (Solvency II).
Ông David Maneval cũng đưa ra nguyên tắc dựa trên rủi ro để tính toán nguồn vốn (RBC) để từ đó tính toán biên độ thanh toán. Mô hình RBC ra đời vào các năm 1990 – 2000 và đến năm 2001 được triển khai rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới. Quốc gia áp dụng mô hình RBC đầu tiên trên thế giới là Australia (2001 – 2002). Sau khi mô hình này ra đời đã nhanh chóng lan rộng ra các nước khác trên thế giới như: Singapore (2004), Malaysia (2009), Thái Lan (2011)… Do những điểm ưu việt của mô hình RBC nên các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương đã dần áp dụng mô hình này trong việc xác định biên độ thanh toán dựa trên quy tắc về khả năng thanh toán. Cụ thể, ở Australia sử dụng theo mô hình RBC cân nhắc rủi ro bảo hiểm thảm họa thiên nhiên, đồng thời mở rộng danh mục thảm hoạ thiên nhiên như: bão lũ, vòi rồng…Căn cứ vào tình hình thực tế và thảm họa thiên tai yêu cầu về vốn tối thiểu của các nước cũng phải tăng lên. Chẳng hạn, ở Indonesia ban đầu vốn tối thiểu năm 2012 tăng lên 8,4 triệu USD so với vốn tổi thiểu ban đầu là 4,8 triệu USD nhưng đến năm 2014 dự kiến số vốn này sẽ tăng lên tới 12 triệu USD….
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng được đưa ra phân tích xu hướng cơ cấu bảo hiểm, và thị trường bảo hiểm ở một số nước như Hồng Kông, Nhật Bản, Úc…,quá trình thực hiện bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay và định hướng sửa đổi, bổ sung nhất là những vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển; phân tích các tác động, cơ hội cũng như thử thách và lợi ích có thể đem cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Từ đó là cơ sở cho việc lựa chọn bước đi và lộ trình cơ cấu, hướng tới một hệ thống bảo hiểm hiệu quả, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động tái cấu trúc đầu tư công, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()