Hòa Bình xây dựng vùng kinh tế động lực
Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế. Trọng tâm là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động tối đa các nguồn lực trong tỉnh phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. Trước mắt, khẩn trương hình thành vùng kinh tế động lực và xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.Theo đó, tỉnh tập trung xây dựng TP Hòa Bình và các huyện cận kề như Kỳ Sơn, Lương Sơn thành vùng kinh tế năng động, tạo sự lan tỏa, kéo theo các vùng khác phát triển. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển du lịch hồ Sông Đà và các huyện Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lương Sơn.Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở...
Theo đó, tỉnh tập trung xây dựng TP Hòa Bình và các huyện cận kề như Kỳ Sơn, Lương Sơn thành vùng kinh tế năng động, tạo sự lan tỏa, kéo theo các vùng khác phát triển. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển du lịch hồ Sông Đà và các huyện Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lương Sơn.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở các đơn vị trực thuộc, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư đã chỉ đạo các cấp ủy tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức và hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ, đảng ủy có tính đặc thù gắn với mô hình tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện phương thức để đảng ủy tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng lãnh đạo thực hiện và giúp T.Ư, Đảng ủy Khối nắm sát nhiệm vụ chính trị, công tác cán bộ và các đoàn thể chính trị-xã hội toàn doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy Khối với các ban cán sự đảng bộ, ngành và đảng đoàn ở T.Ư; quy chế và chương trình phối hợp giữa các đảng ủy tập đoàn, tổng công ty với cấp ủy địa phương. Cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở theo mỗi loại hình doanh nghiệp thành quy chế làm việc của cấp ủy. Nội dung, cách thức quan hệ của cấp ủy với bộ máy quản lý phải được cấp có thẩm quyền cụ thể hóa thành văn bản pháp quy, đưa vào điều lệ mẫu và các quy định của doanh nghiệp. Chỉ đạo quyết liệt hơn việc củng cố tổ chức đảng trong doanh nghiệp cổ phần nhà nước có dưới 50% vốn, liên doanh, liên kết và hỗ trợ các đảng bộ, chi bộ này trong quan hệ với các cơ quan quản lý, kinh phí, các điều kiện hoạt động. Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức đảng sát với đặc điểm doanh nghiệp; thực hiện quy trình đánh giá chặt chẽ, đúng thực chất. Có chế độ khen thưởng định kỳ và kịp thời từng mặt công tác…
Theo Nhandan
Ý kiến ()