Hòa Bình quy hoạch phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi có lợi thế
Tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch xây dựng một số vùng sản xuất cây, con hàng hóa tập trung từ nay đến năm 2020.Ngoài quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, kể cả lúa nương đang hấp dẫn khách du lịch, tỉnh dự kiến quy hoạch vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy khoảng 25.000 ha, chiếm 65% diện tích gieo trồng ngô trên địa bàn toàn tỉnh, năng suất dự kiến đạt 48 đến 50 tạ/ha.Về chăn nuôi, tỉnh sẽ xây dựng vùng chăn nuôi bò lấy thịt tập trung ở các huyện có điều kiện như Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong với khoảng 114 nghìn con, chiếm phần lớn tổng đàn bò trên địa bàn, theo phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh; quy hoạch vùng chăn nuôi dê tập trung hàng hóa có quy mô khoảng 28 nghìn con, chiếm hơn 1/2 tổng đàn dê đại trà trên địa bàn, tập trung ở các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Cao Phong.Ngoài ra, Hòa Bình còn...
Tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch xây dựng một số vùng sản xuất cây, con hàng hóa tập trung từ nay đến năm 2020.
Ngoài quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, kể cả lúa nương đang hấp dẫn khách du lịch, tỉnh dự kiến quy hoạch vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy khoảng 25.000 ha, chiếm 65% diện tích gieo trồng ngô trên địa bàn toàn tỉnh, năng suất dự kiến đạt 48 đến 50 tạ/ha.
Về chăn nuôi, tỉnh sẽ xây dựng vùng chăn nuôi bò lấy thịt tập trung ở các huyện có điều kiện như Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Cao Phong với khoảng 114 nghìn con, chiếm phần lớn tổng đàn bò trên địa bàn, theo phương thức chăn nuôi bò bán thâm canh; quy hoạch vùng chăn nuôi dê tập trung hàng hóa có quy mô khoảng 28 nghìn con, chiếm hơn 1/2 tổng đàn dê đại trà trên địa bàn, tập trung ở các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Cao Phong.
Ngoài ra, Hòa Bình còn chú trọng phát triển cây mía tím ở các huyện Tân Lạc, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình…; quy hoạch vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn tổng diện tích 1.500 ha; vùng cây ăn quả tập trung gồm nhãn, vải, cam, quýt, bưởi Diễn, na khoảng 7.500 ha.
* Tỉnh ủy Hà Nam đã xây dựng, triển khai các chương trình, đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, giai đoạn 2011-2015. Đó là các đề án: Phát triển công nghiệp xi-măng; thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp; phát triển làng nghề, du lịch; phát triển doanh nghiệp; xây dựng và quản lý quy hoạch các khu dân cư nông thôn; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; phổ cập giáo dục trung học; giải quyết việc làm và đào tạo nghề… Các đề án được tiếp tục chỉ đạo thực hiện lồng ghép trong chương trình xây dựng nông thôn mới, gồm: Đề án phát triển cây trồng hàng hóa; phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung; nước sạch nông thôn; củng cố hoạt động của các hợp tác xã gắn với tiêu thụ nông sản; phát triển văn hóa cơ sở; phát triển thể dục – thể thao.
Các sở, ban, ngành là cơ quan thường trực triển khai thực hiện các đề án, có trách nhiệm rà soát, nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai, thực hiện hiệu quả. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được phân công phụ trách theo dõi các lĩnh vực, các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện, thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Theo Nhandan
Ý kiến ()