Hỗ trợ vắc-xin, thuốc sát trùng giúp 10 địa phương phòng, chống dịch bệnh
Ngập nước do triều cường trên đường Phan Đình Phùng đoạn từ cầu Kiệu đến chợ Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh). * Tin cuối cùng về cơn bão số 7 n Tích nước hồ công trình thủy điện Bắc Hà n TP Hồ Chí Minh chủ động ứng phó ngập úng Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, sau khi đi qua vùng biển quần đảo Trường Sa, bão số 7 đã suy yếu thành một vùng áp thấp, tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây nam và mờ dần đi.Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh ở khu vực quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 7.Trong khi đó, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di...
Ngập nước do triều cường trên đường Phan Đình Phùng đoạn từ cầu Kiệu đến chợ Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh). |
* Tin cuối cùng về cơn bão số 7 n Tích nước hồ công trình thủy điện Bắc Hà n TP Hồ Chí Minh chủ động ứng phó ngập úng Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, sau khi đi qua vùng biển quần đảo Trường Sa, bão số 7 đã suy yếu thành một vùng áp thấp, tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây nam và mờ dần đi.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với không khí lạnh ở khu vực quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, có mưa rào và dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy. Vùng biển ngoài khơi Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 7.
Trong khi đó, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo khoảng gần sáng và ngày 22-12, bộ phận không khí lạnh này sẽ tăng cường xuống các tỉnh phía bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi; Trung Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa; gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4 – 5.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 80 nghìn lít hóa chất sát trùng Benkocid, 20 nghìn lít hóa chất sát trùng Han-Iodine, 130 nghìn liều vắc-xin tam giá, 94 nghìn liều vắc-xin dịch tả lợn và 15 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ 10 địa phương: Gia Lai, Bến Tre, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TP Đà Nẵng, Sóc Trăng phòng, chống dịch bệnh. Thủ tướng yêu cầu việc xuất cấp, quản lý, sử dụng số vắc-xin, thuốc sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Viện Cây ăn quả miền nam triển khai mô hình thử nghiệm quản lý bệnh chổi rồng trên diện tích tám ha nhãn của 20 hộ dân tại ấp Phú Bình, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành. Hiện tại, toàn tỉnh có hơn 80% trong tổng số gần 4.300 ha nhãn bị bệnh chổi rồng. UBND tỉnh đã công bố dịch trên phạm vi toàn tỉnh nhằm tập trung mọi nguồn lực để dập dịch.
Sau hơn sáu năm thi công, công trình thủy điện Bắc Hà (xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, Lào Cai) có diện tích lưu vực 3.465 km2 với dung tích chứa nước là 171,1 triệu m3, đã chính thức đóng cống dẫn dòng thi công, tích nước hồ chứa vào ngày 19-12. Theo dự kiến, hồ chứa sẽ đầy sau hơn một tháng và đủ lượng nước cho nhà máy chạy ổn định phát điện hòa lưới điện quốc gia vào cuối quý I-2012. Ngoài việc bổ sung nguồn điện năng lớn cho tỉnh, còn góp phần quan trọng trong việc cắt lũ, điều hòa dòng chảy cho phía hạ lưu.
Ngày 20-12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo với chủ đề “Thừa Thiên – Huế với các kế hoạch dự án thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của các tổ chức, ban, ngành có liên quan và các chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu đến từ các nước Đức và Hà Lan. Hội thảo nhằm định hướng các chương trình, dự án phát triển theo hướng thích ứng với xu thế biến đổi của khí hậu, các đề án phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; giới thiệu các dự án do tỉnh xây dựng và kêu gọi nguồn đầu tư cho kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 20-12, Ban Chỉ huy PCLB TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan yêu cầu thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn thành phố. Theo Đài Khí tượng – Thủy văn Khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất tại vùng hạ lưu sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch khu vực TP Hồ Chí Minh sẽ lên theo triều và có khả năng đạt mức báo động 3 vào ngày 24-12. Cụ thể, mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên sông Đồng Điền ngày 22-12 đạt 1,45 m và 1,43 m; ngày 23-12 đạt 1,48 m và 1,46 m, ngày 24-12 đạt 1,48 m và 1,50 m.
Theo Nhandan
Ý kiến ()