Tại Tiền Giang, Bến Tre đang xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân. Tại Bến Tre, số nghêu chết ở các hợp tác xã thủy sản là hơn 13 nghìn tấn, trong đó có gần 3.000 tấn nghêu giống. Riêng các hợp tác xã thủy sản của huyện Ba Tri, tỷ lệ nghêu chết đến 95%.Tại Tiền Giang, hơn 170 hộ nuôi nghêu đang đứng ngồi không yên vì nghêu tiếp tục chết từng ngày mà không có biện pháp khắc phục. Sân nuôi nghêu rộng hơn 1.200 ha ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) vắng lặng, những chủ nuôi nghêu ngao ngán. Số nghêu chết của hầu hết các hộ đều lên tới con số 80% - 90%. Theo tính toán, một ha bãi nuôi nghêu phải đầu tư khoảng 500 triệu đồng tiền con giống và các chi phí khác. Nên nếu cứ tình trạng nghêu chết như hiện nay thì người nuôi chắc chắn sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều gia đình có nghêu chết vụ năm 2010, năm nay lại gom vốn, vay ngân hàng nuôi vụ nghêu mới, hy vọng trả nợ.Cho đến giờ,...
Tại Tiền Giang, Bến Tre đang xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, chưa rõ nguyên nhân. Tại Bến Tre, số nghêu chết ở các hợp tác xã thủy sản là hơn 13 nghìn tấn, trong đó có gần 3.000 tấn nghêu giống. Riêng các hợp tác xã thủy sản của huyện Ba Tri, tỷ lệ nghêu chết đến 95%.
Tại Tiền Giang, hơn 170 hộ nuôi nghêu đang đứng ngồi không yên vì nghêu tiếp tục chết từng ngày mà không có biện pháp khắc phục. Sân nuôi nghêu rộng hơn 1.200 ha ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) vắng lặng, những chủ nuôi nghêu ngao ngán. Số nghêu chết của hầu hết các hộ đều lên tới con số 80% – 90%. Theo tính toán, một ha bãi nuôi nghêu phải đầu tư khoảng 500 triệu đồng tiền con giống và các chi phí khác. Nên nếu cứ tình trạng nghêu chết như hiện nay thì người nuôi chắc chắn sẽ lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều gia đình có nghêu chết vụ năm 2010, năm nay lại gom vốn, vay ngân hàng nuôi vụ nghêu mới, hy vọng trả nợ.
Cho đến giờ, các cơ quan chức năng của hai tỉnh nêu trên vẫn chưa có kết luận chính xác về hiện tượng nghêu chết hàng loạt. Nhưng theo kinh nghiệm của các chủ sân nghêu, năm nay, do gió chướng mạnh bất thường và kéo dài, nhiệt độ nước và độ mặn cao khiến nghêu chết hàng loạt. Quan trắc độ mặn của nước biển tháng 3 đã lên đến 28ọ, nhiệt độ nước hơn 30oC, trong khi con nghêu sống tốt và phát triển ổn định ở độ mặn từ 10ọ đến 20ọvà nhiệt độ nước biển không cao quá 30oC. Mặt khác có thể là do mật độ nghêu trên các bãi nuôi quá dày, trong khi nắng nóng gay gắt. Và cũng không ngoại trừ vấn đề dịch bệnh vì các cơ quan chuyên môn đã phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Perkinsus trên các bãi nuôi nghêu, là tác nhân gây bệnh cho nghêu.
Tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục, không phải chỉ để cứu nghêu của vụ năm nay mà quan trọng hơn là biết cách phòng, tránh cho các vụ tiếp theo. Tuy nhiên, trong khi chờ kết luận chính xác từ các cơ quan chuyên môn thì điều nhất thiết phải làm trước là nhanh chóng hỗ trợ các hộ nuôi nghêu tại các vùng nghêu chết, để sớm ổn định đời sống và tâm lý cho các hộ nuôi trồng. Trước mắt, như cách làm của tỉnh Bến Tre là chỉ đạo cho các hợp tác xã thủy sản trích nguồn quỹ phúc lợi của đơn vị để chăm lo đời sống xã viên, đồng thời khẩn trương thu gom vỏ nghêu chết, làm vệ sinh môi trường bãi nghêu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()