Hỗ trợ đầu tư chế biến rác
Chúng ta vẫn thường thấy những nơi xử lý rác là khu vực ngập ngụa bùn lầy, hôi thối và ruồi bọ... Nhưng mặc cảm đó đã nhanh chóng được thay thế bằng sự tò mò thích thú khi tới thăm các nhà máy xử lý, chế biến rác của Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa.Nhiều người còn nhận xét: Đến một nhà máy hằng ngày phải xử lý hàng tấn rác thải mà nhìn từ cơ ngơi đến người lao động lại cứ cảm thấy như ở một khu du lịch nghỉ dưỡng vậy!Đến nay, Tâm Sinh Nghĩa có tám nhà máy chế biến rác, trong đó 'đứa con đầu lòng' là Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP Huế) có công suất 200 tấn/ngày, kế đến là các nhà máy xử lý rác tại Rạch Giá (Kiên Giang) công suất 400 tấn/ngày và tại Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) công suất 1.000 tấn/ngày... Tiếng lành đồn xa, nhiều tỉnh, thành phố như Long An, Bình Thuận, Hà Nam, Hà Nội... đã ký hợp đồng với Tâm Sinh Nghĩa xây dựng các nhà máy chế biến rác, công suất ngày càng...
Nhiều người còn nhận xét: Đến một nhà máy hằng ngày phải xử lý hàng tấn rác thải mà nhìn từ cơ ngơi đến người lao động lại cứ cảm thấy như ở một khu du lịch nghỉ dưỡng vậy!
Đến nay, Tâm Sinh Nghĩa có tám nhà máy chế biến rác, trong đó 'đứa con đầu lòng' là Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP Huế) có công suất 200 tấn/ngày, kế đến là các nhà máy xử lý rác tại Rạch Giá (Kiên Giang) công suất 400 tấn/ngày và tại Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) công suất 1.000 tấn/ngày… Tiếng lành đồn xa, nhiều tỉnh, thành phố như Long An, Bình Thuận, Hà Nam, Hà Nội… đã ký hợp đồng với Tâm Sinh Nghĩa xây dựng các nhà máy chế biến rác, công suất ngày càng cao hơn.
Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm các nhà máy và biểu dương nhà đầu tư đã dốc tâm huyết, năng lực vào một lĩnh vực nhiều khó khăn, trở ngại, phải đầu tư nhiều, chậm thu hồi vốn và phải đối đầu với nhiều thách thức, nhưng đã vượt qua để đạt thành quả đáng khích lệ. Ngày 13-8-2007, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đến thăm Nhà máy Thủy Phương đã lưu bút rằng: 'Nhân loại đều mong được sống trong môi trường trong lành. Mừng Tâm Sinh Nghĩa đã thành công bước đầu trên con đường phát triển. Phát triển gắn với bảo vệ môi trường'. Những dòng chữ ân cần đó suốt mấy năm qua luôn tiếp thêm ý chí cho toàn công ty phát huy sự cần cù, sáng tạo trong đầu tư phát triển vững chắc, làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao từ rác thải, đồng thời đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái. Tại sao khách hàng lại ưu tiên chọn Tâm Sinh Nghĩa? Chắc chắn rằng nội dung câu trả lời rất phong phú, nhưng có thể tóm lược trong ba khía cạnh chủ yếu:
Một là, công nghệ cao và tính trung thực. Tâm Sinh Nghĩa đã được Nhà nước cấp Bằng độc quyền sáng chế số 6047 'Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt' từ năm 2006, được Bộ Xây dựng cấp 'Giấy chứng nhận Công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp' từ năm 2008. Đồng thời luôn làm ăn trung thực, đề cao chữ 'tín' và văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp.
Hai là, suất đầu tư theo công nghệ và hợp đồng kinh tế với Tâm Sinh Nghĩa thường thấp mà chất lượng lại cao, bởi vì khai thác, phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia Việt Nam và cũng tranh thủ được sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế. Vì mang hết tâm, trí và vốn liếng vào 'nghiệp' chế biến rác, vì lòng chân thành, chịu khó học hỏi, sáng tạo, cho nên Tâm Sinh Nghĩa được các nhà khoa học hàng đầu nhiệt tình giúp đỡ.
Phát huy nội lực cùng với sự hỗ trợ của các ngành, các nhà khoa học, các chuyên gia đã tạo cho Tâm Sinh Nghĩa những ưu thế khá toàn diện trong xử lý rác thải theo quy trình tổng quát sau đây: tiếp nhận rác, cân điện tử, khử mùi hôi; tách tuyển rác cá biệt (lượm thủ công chuyên môn hóa trên băng chuyền liên tục); dây chuyền tự động phân loại rác; dây chuyền xử lý kiểm soát thành phần và kích thước rác hữu cơ dễ phân hủy; hệ thống tháp ủ phân giải hỗn hợp hữu cơ dễ phân hủy, dây chuyền tách tuyển mùn hữu cơ; dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ; tận dụng mùn vụn hữu cơ để sản xuất mùn hữu cơ vi sinh loại 2 phục vụ cải tạo đất đồi rừng ven biển; tận dụng bã xơ hữu cơ khó phân hủy làm chất đốt thu hồi nhiệt để sấy giảm ẩm mùn hữu cơ và sấy khô phế thải dẻo; dây chuyền công nghệ đóng rắn phế thải trơ và vô cơ; dây chuyền phân loại băm cắt nhỏ, làm sạch và sấy khô phế thải dẻo; dây chuyền tái chế phế thải dẻo; dây chuyền sản xuất các sản phẩm nhựa dẻo tái chế; lò đốt rác hữu cơ khó phân hủy, tận dụng nhiệt sinh và xử lý khói, bụi, khí độc hại. Qua các dây chuyền trong quy trình này thì hầu hết rác thải đã biến thành sản phẩm hữu ích, môi trường được bảo vệ đến mức cao nhất và lượng rác chôn lấp còn ở mức thấp nhất (chỉ vài ba phần trăm).
Ba là, trên cơ sở những ưu thế nêu trên, diện tích đất cấp cho các dự án xử lý rác sẽ tiết kiệm được hàng chục lần so với phương thức chôn lấp rác lâu nay, đồng thời còn góp phần ngăn chặn những móc ngoặc, tiêu cực trong việc xác định khối lượng rác để hưởng các loại phí từ ngân sách và từ đóng góp của xã hội theo phương thức cũ. Đất đai, nhất là đất đô thị, ngày càng đúng với câu 'tấc đất tấc vàng', bởi thế, phương thức chôn lấp rác ngày càng không còn phù hợp và công nghệ chế biến rác như của Tâm Sinh Nghĩa sẽ được lựa chọn rộng rãi trên cả nước.
Trong một chuyến đi thực tế, chúng tôi tình cờ được chứng kiến cuộc làm việc giữa đại diện Công ty Tâm Sinh Nghĩa với Sở Giao dịch II Ngân hàng Phát triển (NHPT) Việt Nam và rất vui vì thấy những người tâm huyết, cùng chí hướng đã hết lòng cộng tác với nhau. Nhà máy chế biến rác có công nghệ tiên tiến hàng đầu và công suất tới 1.000 tấn/ngày tại huyện Củ Chi có sự đóng góp quan trọng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – một ngân hàng trực thuộc Chính phủ, được thành lập đúng vào dịp kỷ niệm 116 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2006).
Với ưu thế huy động được các nguồn vốn đầu vào có lãi suất thấp, cho nên cho vay với lãi suất cũng thấp hơn các ngân hàng khác, NHPT thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay ưu đãi các doanh nghiệp công ích đầu tư vào xử lý chất thải. Tuy nhiên, nếu có quy chế cụ thể hơn về nâng cao tỷ trọng đầu tư của NHPT (từ 50% lên 70% tổng vốn mỗi dự án) và mức lãi suất thấp hơn thì sẽ thiết thực hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp công ích hoạt động trong một lĩnh vực nhiều khó khăn như xử lý, chế biến rác thải và bảo vệ môi trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()