LSO-Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, hiện Lạng Sơn có gần 23 nghìn hộ cận nghèo (12,64%), thu nhập của họ còn rất khiêm tốn, chỉ vào khoảng 500.000 đồng/người/tháng. Do đồng vốn hạn chế nên số các hộ cận nghèo hiện nay gần như không có hướng đầu tư sản xuấn bền vững. Chính vì vậy, nếu gặp rủi ro những hộ cận nghèo trên rất dễ tái nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho hộ nghèo ở huyện Hữu LũngThực tế cho thấy rằng, nguyên nhân chính gây tái nghèo là do các hộ cận nghèo thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Nhận định chính xác nguyên nhân này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nội dung dự thảo Quyết định về chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo (dự thảo này đã được Ngân hàng Nhà nước công bố để lấy ý kiến của nhân dân). Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu quy định giao Ngân hàng Chính sách Xã hội (NH CSXH) thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp...
LSO-Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, hiện Lạng Sơn có gần 23 nghìn hộ cận nghèo (12,64%), thu nhập của họ còn rất khiêm tốn, chỉ vào khoảng 500.000 đồng/người/tháng. Do đồng vốn hạn chế nên số các hộ cận nghèo hiện nay gần như không có hướng đầu tư sản xuấn bền vững. Chính vì vậy, nếu gặp rủi ro những hộ cận nghèo trên rất dễ tái nghèo.
Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho hộ nghèo ở huyện Hữu Lũng
Thực tế cho thấy rằng, nguyên nhân chính gây tái nghèo là do các hộ cận nghèo thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Nhận định chính xác nguyên nhân này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nội dung dự thảo Quyết định về chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo (dự thảo này đã được Ngân hàng Nhà nước công bố để lấy ý kiến của nhân dân). Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu quy định giao Ngân hàng Chính sách Xã hội (NH CSXH) thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhằm góp phần, giảm nghèo bền vững. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NH CSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo. Trong đó, theo dự thảo, lãi suất cho hộ cận nghèo vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Còn lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Ngoài ưu đãi cụ thể về mức cho vay, điều quan trọng của chính sách này là nếu các hộ cận nghèo được vay vốn từ NH CSXH, họ sẽ không phải thế chấp tài sản khi vay vốn. Đồng thời thủ tục vay vốn sẽ được các tổ, nhóm, hội, đoàn thể hỗ trợ… Đây chính là tín hiệu mừng đối với gần 23 nghìn hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Thực tế, hiện các hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh hiện đều gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất do thiếu vốn. Việc chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NH CSXH khiến hộ cận nghèo rất khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn cho hộ cận nghèo, vừa qua, trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Lạng Sơn đã đến tiếp xúc cử tri xã Bình La (huyện Bình Gia), tại đây, rất nhiều cử tri đã có ý kiến về nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ cận nghèo. Tại Hữu Lũng – huyện có mức phát triển kinh tế khá, nhưng qua điều tra, khảo sát năm 2011, toàn huyện hiện có 2.640 hộ cận nghèo. Đây phần lớn là các hộ mới thoát nghèo, họ đang rất “khát’ vốn để đầu tư sản xuất. Một lãnh đạo huyện Hữu Lũng tâm sự, nếu không có giải pháp về tín dụng ưu đãi đối với các hộ cận nghèo thì đối diện với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các hộ cận nghèo rất dễ tái nghèo, nếu như tỷ lệ hộ tái nghèo lớn thì sẽ tạo nên một sức ì, kéo chậm sự phát triển chung của địa phương.
Hy vọng rằng chính sách cho vay ưu đãi với hộ cận nghèo sớm được hiện thực hóa để giúp các hộ này phát triển kinh tế, không tái nghèo.
Trí Dũng
Ý kiến ()