LSO-Mặc dù vừa ra khỏi chương trình 135 trong năm vừa qua, nhưng xã Minh Phát, huyện Lộc Bình vẫn là một xã còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển kinh tế - xã hội do trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, không có ngành nghề phụ ngoài phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ.Đóng kiện sản phẩm gỗ ép xuất khẩu tại Hữu Lũng - Ảnh: Đ.BÔng Lâm Văn Phương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.042ha, dân số có 371 hộ, 1962 khẩu sinh sống tại 11 thôn bản, có 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Sán Chỉ. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi về nông lâm nghiệp do có nhiều ruộng khe dọc, đồi rừng, vì vậy ngay từ đầu năm UBND xã đã phát động rộng rãi phong trào ra quân đầu xuân làm đường giao thông...
LSO-Mặc dù vừa ra khỏi chương trình 135 trong năm vừa qua, nhưng xã Minh Phát, huyện Lộc Bình vẫn là một xã còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển kinh tế – xã hội do trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, không có ngành nghề phụ ngoài phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ.
|
Đóng kiện sản phẩm gỗ ép xuất khẩu tại Hữu Lũng – Ảnh: Đ.B |
Ông Lâm Văn Phương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.042ha, dân số có 371 hộ, 1962 khẩu sinh sống tại 11 thôn bản, có 3 dân tộc chính là Tày, Nùng, Sán Chỉ. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi về nông lâm nghiệp do có nhiều ruộng khe dọc, đồi rừng, vì vậy ngay từ đầu năm UBND xã đã phát động rộng rãi phong trào ra quân đầu xuân làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi. Phong trào được tổ chức triển khai rộng khắp đã đem lại hiệu quả thiết thực. Năm 2010, với 78 tấn xi măng do nhà nước hỗ trợ, nhân dân trong xã đã đóng góp được 500 công làm thủy lợi, 2.173 công làm đường giao thông nông thôn và 1.569 công để duy tu, sửa chữa, nạo vét, phát quang đường giao thông, mương máng thủy lợi. Qua đó, xây dựng được 9 công trình thủy lợi nhỏ, 9 bể nước và giếng công cộng. Bên cạnh đó, xã cũng phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại cây, con giống mới; khuyến khích, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để phù hợp và phát huy được thế mạnh sẵn có tại địa phương. Vì vậy, diện tích gieo trồng cũng như sản lượng cây trồng, vật nuôi đều tăng hàng năm.
Năm 2010, toàn xã gieo cấy được 91,35ha lúa mùa, đạt 106,2% kế hoạch, năng suất đạt 40tạ/ha, tăng gần 5% so với cùng kỳ; ngô xuân gieo trồng được 32,53ha, tăng 20,48% so với kế họach, sản lượng đạt 35tạ/ha; lúa mùa gieo cấy được 110,4ha, đạt 100% kế hoạch, sản lượng đạt 27 tạ/ha, cao gấp 1,5 lần so với cùng kỳ; ngô hè thu trồng được 5ha, sản lượng đạt 22tạ/ha. Các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày khác như: đỗ tương, khoai sọ, khoai lang, sắn, gừng… cũng được bà con luân canh gối vụ, trong năm đã trồng được tổng cộng trên 25ha các loại cây công nghiệp ngắn ngày, vượt 25% so với kế hoạch và tăng gần 10% so với cùng kỳ. Theo ông Phương, sở dĩ các loại cây trồng chính tăng cao là do cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, kết hợp với tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng kịp thời các loại giống cây trồng và phân bón. Trong năm, chính quyền, các ngành chức năng trong xã đã cung cấp cho bà con được gần 2.100 kg giống lúa, ngô lai các loại và cung ứng theo hình thức trả chậm được 15 tấn phân NPK.
Song song với sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp và chăn nuôi cũng được chú trọng. Năm 2010, toàn xã đã tổ chức trồng mới và bảo vệ được gần 1.000 ha rừng. Trong đó đáng chú ý là đã trồng mới được 33,7ha rừng thay thế cho các diện tích đất trống đồi núi trọc. Nhân dân cũng tích cực tham gia bảo vệ các loại rừng trồng theo dự án như: dự án Việt Đức 522ha, dự án 661 415ha. Một số rừng trồng đến nay đã được cắt tỉa, khai thác với tổng số gỗ khai thác trong năm là 30m3 gỗ các loại. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng cũng được phổ biến đến từng người dân nên nhiều năm trở lại đây, trong xã đã không xảy ra hiện tượng cháy rừng. Công tác chăn nuôi cũng phát triển khá, các loại gia súc, gia cầm đều được tiêm phòng đầy đủ, kịp thời, nên trong xã không xảy ra các dịch bệnh cho vật nuôi, vì vậy đàn gia súc, gia cầm phát triển khá ổn định. Đáng chú ý là đàn trâu bị ảnh hưởng do đợt rét kỷ lục đã được khôi phục lại, hiện có 816 con, tăng 17% so với cùng kỳ.
Do làm tốt công tác truyền truyền, vận động cùng với sự hưởng ứng có hiệu quả của người dân trong công tác phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của bà con nhân dân xã Minh Phát đã ngày càng được cải thiện. Số hộ nghèo hàng năm giảm bền vững, số hộ khá tăng dần. Đến nay, toàn xã đã có 100% số hộ được nghe đài, 50% số hộ có ti vi, 70% số hộ có xe máy, 214/371 hộ có máy xay xát, 68 hộ có máy nghiền, 50 hộ có máy cày.
Hoàng Huy
Ý kiến ()