Hiệu quả từ cây keo nguyên liệu
Xác định trồng cây keo nguyên liệu là một trong những điều kiện tốt để phát triển kinh tế bền vững, 5 năm trở lại đây, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã lựa chọn trồng keo trên toàn bộ diện tích rừng trồng nguyên liệu. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 28.000 ha keo. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình ở huyện miền núi này đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá giả, đồng thời có tác động tích cực đến môi trường. Trước đây, người dân trồng rừng một cách tự phát; tự ươm cây keo giống bằng hạt để trồng. Cách làm này, sau một thời gian đã bộc lộ những hạn chế như cây con thường xuyên bị chết, năng suất không đạt, sản lượng gỗ thấp. Người dân đã khắc phục bằng cách tìm đến những vườn ươm có giống cây chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới nên tỷ lệ sống cao, cây phát triển rất nhanh, sản lượng gỗ tăng gấp đôi so với trồng keo ươm hạt.Xã Nghĩa Bình là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, với gần 2.600 ha. Những năm gần...
Xác định trồng cây keo nguyên liệu là một trong những điều kiện tốt để phát triển kinh tế bền vững, 5 năm trở lại đây, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã lựa chọn trồng keo trên toàn bộ diện tích rừng trồng nguyên liệu.
Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 28.000 ha keo. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình ở huyện miền núi này đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá giả, đồng thời có tác động tích cực đến môi trường.
Trước đây, người dân trồng rừng một cách tự phát; tự ươm cây keo giống bằng hạt để trồng. Cách làm này, sau một thời gian đã bộc lộ những hạn chế như cây con thường xuyên bị chết, năng suất không đạt, sản lượng gỗ thấp. Người dân đã khắc phục bằng cách tìm đến những vườn ươm có giống cây chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới nên tỷ lệ sống cao, cây phát triển rất nhanh, sản lượng gỗ tăng gấp đôi so với trồng keo ươm hạt.
Xã Nghĩa Bình là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, với gần 2.600 ha. Những năm gần đây, xã đã dành hơn 1/4 quỹ đất để trồng cây keo nguyên liệu. Hiện, toàn xã có gần 700 ha cây keo, trung bình mỗi năm khai thác trên 100 ha, mỗi ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng. Riêng năm 2011, cây keo đem lại nguồn thu cho địa phương gần 5 tỷ đồng. Thấy được hiệu quả của trồng keo nguyên liệu, các hộ đã mạnh dạn nhận thêm đất rừng của lâm, nông trường để trồng và chăm sóc nhằm tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững của địa phương. Nhờ đó, bình quân mỗi năm Nghĩa Bình có 25 hộ thoát nghèo; số hộ khá, giàu không ngừng tăng lên nhờ trồng keo.
Hiện nay, cây keo được xem là một trong những cây trồng chủ lực trên đất Tân Kỳ, đặc biệt đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn như Nghĩa Bình, Nghĩa Dũng, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Phúc, Hương Sơn, Phú Sơn. Mô hình trồng keo nguyên liệu đã giúp bà con các xã vùng sâu, vùng xa thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc. Đây cũng là điều kiện để những gia đình kinh tế khó khăn có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()