Hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII ở Hội VHNT
LSO-Ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 5 (NQTW 5) khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời, bám sát 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ cụ thể, 4 giải pháp lớn nêu nên trong nghị quyết cùng các chương trình hành động của Đảng bộ cấp trên, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Lạng Sơn đã tham mưu, xây dựng các chương trình thực hiện nghị quyết rất thiết thực.
LSO-Ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 5 (NQTW 5) khóa VIII của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” ra đời, bám sát 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ cụ thể, 4 giải pháp lớn nêu nên trong nghị quyết cùng các chương trình hành động của Đảng bộ cấp trên, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Lạng Sơn đã tham mưu, xây dựng các chương trình thực hiện nghị quyết rất thiết thực.
Hội viên Hội VHNT Lạng Sơn sáng tác ảnh tại Mẫu Sơn (Lộc Bình) |
Theo đó, Hội VHNT tỉnh thường xuyên quan tâm xây dựng phát triển hội viên. Đến nay, hội đã kết nạp được 249 hội viên thuộc các chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu – Âm nhạc, Kiến trúc. Trong đó, hội viên là người dân tộc thiểu số chiếm ba phần tư; có gần 80 hội viên thuộc các chuyên ngành trung ương. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, văn nghệ sỹ của tỉnh có lòng yêu ngành, yêu nghề, luôn tâm huyết, say mê sáng tạo tác phẩm, góp phần vào xây dựng VHNT Xứ Lạng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hội đã xác định, nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa nhằm xây dựng và phát triển hội bền vững. Cùng với đó, hội cũng luôn động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên, hội viên tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, nhận thức về mọi mặt để ngày càng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc tuyên truyền các lĩnh vực văn hóa – xã hội của tỉnh được tổ chức và duy trì tốt. Mỗi năm hội xuất bản từ 10 – 16 đầu sách và 12 số tạp chí. Các chuyên mục như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Văn học và Nhà trường, Đất và người Xứ Lạng, Đến với bài thơ hay… và các chuyên trang như sáng tác văn học bằng tiếng dân tộc thiểu số luôn được duy trì. Tháng 10/2012, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng đã được tăng từ 32 lên 64 trang, nâng cấp cả về hình thức lẫn nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài tỉnh.
Nhận thức rõ tầm quan trong của công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa (DSVH), hội đã quan tâm đến công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian. Theo bà Lộc Bích Kiệm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội VHNT tỉnh, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cán bộ, hội viên quan tâm sâu sắc và thể hiện qua những tác phẩm, sáng tác, cũng như việc duy trì đăng tải trên các số tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng, được công bố, giới thiệu, xuất bản… Do đó, trong những năm qua, nhiều công trình, cuốn sách, bài viết có giá trị thiết thực, phản ánh, tuyên truyền việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; các DSVH vật thể, phi vật thể trên địa bàn được đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá góp phần nâng cao nhận thức và tình yêu đối với truyền thống văn hóa quê hương, đất nước cho mọi người
Có thể thấy, phong trào sáng tác luôn được duy trì và phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức. Hằng năm, hội thường xuyên tổ chức các đợt thực tế sáng tác, trại sáng tác, cuộc thi, hội thảo, triển lãm… cho hội viên các chuyên ngành. Công tác phổ biến các tác phẩm cũng được đẩy mạnh. Từ năm 2003 đến nay, trên 800 lượt hội viên được xét, hưởng hỗ trợ sáng tạo theo các hình thức: thực tế sáng tác, trại sáng tác, hoàn thành tác phẩm và công bố tác phẩm. Tổng số mở được 23 trại sáng tác VHNT ở trong và ngoài tỉnh; 9 cuộc thi văn, thơ; 31 cuộc thực tế sáng tác; 11 cuộc hội thảo, tôn vinh. Trong 15 năm qua, hội đã tổ chức, tham dự được 34 cuộc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật tại tỉnh, khu vực và toàn quốc với hàng nghìn tác phẩm…
Ruộng bậc thang ở Mẫu Sơn (Lộc Bình) |
Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, khắc phục những tồn tại hạn chế, phát huy những mặt mạnh, thời gian tới, Hội VHNT tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, mục tiêu như: Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả NQTW 5 khóa VIII và các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch quan trọng khác. Thật sự thấm nhuần quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác quảng bá, tuyên truyền; tăng cường tổ chức các đợt đi thực tế sáng tác trong, ngoài tỉnh, đi giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho hội viên, cán bộ quản lý hội phù hợp với điều kiện, tính chất từng chuyên ngành; tổ chức biên tập và xuất bản Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng và các ấn phẩm của hội đúng định hướng, luật định; phát động các cuộc thi sáng tác VHNT, nâng cao chất lượng và hiệu quả giải thưởng VHNT Lạng Sơn; duy trì hoạt động có hiệu quả Quỹ hỗ trợ sáng tạo công trình, tác phẩm VHNT; động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho văn nghệ sỹ sáng tạo những tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh những vấn đề lớn của đất nước, của tỉnh…
HOÀNG THỊNH
Ý kiến ()