tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://www.nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2020/e73543b73471add695e0d774297c3bd2_L.jpg” border=”0″ alt=”Hiệu quả đầu tư công – không chỉ là “cách tính”” /> – Để tính được hiệu quả đầu tư công là vấn đề không mới nhưng hiện là chủ đề nóng tại nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Đó luôn là bài toán đặt ra đối với các chuyên gia kinh tế cũng như những nhà làm chính sách vẫn-đang đi tìm “lời giải”.
Đó cũng là nội dung tại hội thảo “Đánh giá hiệu quả đầu tư công – Kinh nghiệm của Ailen và ứng dụng cho Việt Nam” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tổ chức ngày 25-4.
ICOR không “đo hết” hiệu quả đầu tư công!
Trong nghiên cứu của bà Phó Thị Kim Chi thuộc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cho biết, hiện nay có ba phương pháp định lượng để đánh giá đầu tư công ở Việt Nam là sử dụng hệ số ICOR, sử dụng mô hình VECM và phương pháp hàm sản xuất với việc sử dụng chỉ số MP.
Theo lý giải của bà Chi, hiện nay, việc sử dụng hệ số ICOR là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất khi đánh giá hiệu quả đầu tư công. Hệ số ICOR phụ thuộc vào ba yếu tố gồm cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả quản lý, chính sách. Nhưng cơ cấu nguồn vốn đầu tư công lại thường đầu tư vào những lĩnh vực mang tính “lan tỏa”.
Nếu theo phương pháp này, thì giai đoạn 1996-2000, chỉ số ICOR của Việt Nam là 5,8 (tức là cần 5,8 đồng vốn để tạo ra một đồng tăng trưởng). Từ năm 2010 đến nay chỉ số ICOR là khoảng tám, trong khi với các quốc gia trong khu vực, chỉ số này dao động trong khoảng từ hai đến bốn (tức chỉ cần hai đến bốn đồng vốn đã tạo ra một đồng tăng trưởng).
Tuy nhiên, theo bà Chi: “Khó có thể kết luận về hiệu quả đầu tư chỉ bằng việc sử dụng riêng hệ số ICOR, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, hay ngắn hạn”.
Bà Chi cũng đưa ra, nếu sử dụng mô hình VECM sẽ đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng và tác động giữa các loại hình đầu tư. Theo đó, tác động của đầu tư của khu vực nhà nước là tích cực hơn các khu vực còn lại đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Khi đầu tư của khu vực nhà nước tăng lên 1% thì có thể tạo ra tăng trưởng của GDP tăng thêm 0,068%. Trong khi đó, khi đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư của khu vực FDI tăng lên 1% thì chỉ tạo ra tăng trưởng GDP tương ứng là 0,06% và 0,04%.
“Trong dài hạn, tác động của đầu tư khu vực nhà nước đến GDP thấp hơn so với tác động của đầu tư tư nhân. Tính đến năm thứ 10, khu vực đầu tư tư nhân ảnh hưởng mạnh nhất đến tăng trưởng GDP (đạt 38,22%) hơn hẳn khu vực nhà nước và FDI (tương ứng là 15,8% và 7,22%)” – Bà Chi nhận định.
Như vậy, đầu tư khu vực nhà nước và tư nhân đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời gian đạt tác động cực đại là khác nhau, trong khi đầu tư khu vực FDI không phát huy vai trò ngay thời gian đầu (năm thứ nhất đến thứ hai), thậm chí có thể có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Và từ năm thứ ba tác động đầu tư của khu vực FDI tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và có xu hướng tăng liên tục.
Các chuyên gia cũng đánh giá, phương pháp dùng mô hình VECM là khá hữu dụng để nghiên cứu tác động của đầu tư công cũng như các loại hình đầu tư khác đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhưng cần có phương pháp khắc phục về chuỗi số liệu.
Ngoài ra, nếu tính theo phương pháp hàm sản xuất khi sử dụng chỉ số MP để đánh giá hiệu quả đầu tư cho thấy hiệu quả đầu tư của khu vực đầu tư nhà nước đang giảm dần, và đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng đang giảm dần.
Vậy đâu sẽ là “thước đo”?
Muốn đánh giá được hiệu quả đầu tư công, TS Bùi Đại Dũng, đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, từ các chương trình chi tiêu công hiện nay ở khá nhiều nước trên thế giới đều mang tính-chính-trị, trong đó việc chia sẻ lợi ích từ “bầu sữa” ngân sách được hợp pháp hóa thông qua chính sách tài khóa thường niên và quy trình chi tiêu ngân sách hiện được thừa nhận như một tập quán khó thay đổi.
Theo ông Dũng, trường hợp “các nhóm lợi ích” có thể can thiệp, tác động đến việc chi tiêu ngân sách thường xảy ra tại các quốc gia vẫn áp dụng quy trình ngân-sách-ngắn-hạn.
Thực tế cho thấy, hiệu quả chi tiêu công còn phụ thuộc tỷ lệ hàng hóa công thuần túy trong tổng chi tiêu công cộng với lý do khu vực công chỉ hiệu quả khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ công thuần túy. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả này giảm đi khi khu vực công cung cấp những hàng hóa, dịch vụ công ít thuần túy hơn, hoặc lấn sân sang cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng khu vực ngoài nhà nước.
Ông Dũng đánh giá, việc chi tiêu công phân tán, chịu ảnh hưởng từ “vận động hành lang”, thiếu tiêu chí minh bạch cũng dẫn đến giảm hiệu quả chi tiêu. Như vậy, tình trạng chi tiêu công thiếu hiệu quả thường xảy ra khi các chính phủ chi tiêu vượt quá quy mô tối ưu, hay sai chức năng hoặc sai thứ tự ưu tiên.
Để đánh giá hiệu quả đầu tư công không phải là nhiệm vụ đơn giản và không có sự “chính xác” trong việc ưu tiên của các khoản đầu tư. Và để trả lời câu hỏi này, TS Edgar Morgenroth thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (ESRI) Ailen khẳng định, “mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm, nên sử dụng một phương pháp có thể không đủ. Vì thế, cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm chứng”.
Đầu tư công của Ailen có quy mô và phạm vi rất đa dạng, thể hiện chu kỳ kinh tế và cá chính sách tập trung. Là một thành viên EU kém phát triển, Ailen nhận hỗ trợ từ quỹ cơ cấu EU và một trong những điều kiện để nhận được viện trợ này là phải thực hiện đánh giá-trước-giữa kỳ, hậu kỳ và sản lượng của dự án đầu tư. Theo đó, các yêu cầu của EU ảnh hưởng đáng kể đến việc lập kế hoạch và đánh giá đầu tư công – TS Edgar Morgenroth cho biết.
Đưa kinh nghiệm thực tiễn từ Ailen, vị chuyên gia này cho rằng, cần phải có một quy hoạch tổng thể để có thể đưa ra những chính sách mang tính kết nối hiệu quả. Đồng thời cần kiểm soát chi phí hợp lý, vì nếu không cẩn thận thì chi phí có thể tăng gấp đôi trong một thời gian ngắn, trong khi lợi ích ròng lại giảm đi.
Và “Chỉ khi có một phân tách rất rõ ràng mới có thể xác định được hiệu quả” – vị chuyên gia Ailen nhấn mạnh.
Từ đó TS Edgar Morgenroth nhận định, phải có một giai đoạn lập kế hoạch, kỳ kế hoạch năm năm và gần là bảy năm, từ đó cần có một khung ngân sách nhiều năm gắn với dự án. Như vậy, mới có khả năng thu hút được đầu tư của khối ngoài nhà nước.
Nhandan
Nhandan
Ý kiến ()