Với sự phát triển như vậy, dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM đã không chỉ đem lại nhiều tiện ích cho cá nhân sử dụng thẻ, mà nó đã đem lại nhiều ý nghĩa cho xã hội và công tác quản lý nhà nước. Đó là đã làm thay đổi dần nhận thức và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân trên địa bàn; góp phần minh bạch hóa một phần thu nhập của cán bộ, công chức và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý thuế, phòng chống tham nhũng. Mặt khác, thực hiện thanh toán qua thẻ đã thúc đẩy hiện đại hóa công nghệ thanh toán của tỉnh, tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian, chi phí trong công tác quản lý ngân quỹ và giúp trả lương an toàn, hiệu quả… Riêng đối với ngân hàng, thực hiện thanh toán bằng thẻ đã giúp ngân hàng gia tăng thị phần khách hàng, mở rộng sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. Hiện nay, những đơn vị chưa thanh toán lương qua thẻ (chiếm 43,2%) chủ yếu là ở các huyện, xã do chưa có điều kiện thực hiện. Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ chú trọng đầu tư máy ATM và mở rộng phạm vi tiếp thị, phát hành thẻ về khu vực nông thôn. Qua đó, tiếp tục từng bước đưa Chỉ thị 20/2007/CT-TTg vào cuộc sống của mọi người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội của địa phương.
LSO-Thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg, ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tích cực nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, phát hành thẻ cho các đối tượng. Sau 5 năm thực hiện, cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ, hạ tầng của công nghệ thẻ cũng phát triển, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi khách hàng, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Người dân làm thủ tục mở thẻ ATM tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Trên địa bàn tỉnh, việc thanh toán lương qua thẻ ATM bắt đầu được triển khai, thực hiện từ 1/1/2008. Vì Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, mặt bằng dân trí chưa cao, người dân còn bỡ ngỡ với dịch vụ mới; nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm việc thanh toán lương qua thẻ… nên trong 2 năm đầu thực hiện có nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tuyên truyền, tiếp thị, dịch vụ thẻ tới các khách hàng. Bên cạnh tập trung vào đối tượng là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các ngân hàng mở rộng phát hành thẻ tới nhiều đối tượng khách hàng, nhất là học sinh, sinh viên và nhiều loại thẻ ra đời có hình thức đẹp hơn, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cùng với quan tâm công tác phát hành thẻ, nhân rộng khách hàng, các ngân hàng thương mại đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trong đó chú trọng mở rộng mạng lưới máy ATM, tăng cường công tác an ninh trật tự tại các máy, đảm bảo an toàn cho khách hàng giao dịch.
Với sự quan tâm, tuyên truyền thực hiện của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn, từ năm 2010 đến nay, dịch vụ thanh toán qua thẻ phát triển mạnh mẽ, người dân bắt đầu tận dụng, khai thác nhiều tiện ích của thẻ như: tiết kiệm tiền, thanh toán các hóa đơn điện, nước, mua sắm không dùng tiền mặt… và đến nay thì việc thanh toán qua thẻ đã rất thông dụng với người dân. Anh Đinh Tiến Mạnh, ở phố Dã Tượng, thành phố Lạng Sơn tâm sự: “Từ khi thực hiện thanh toán các hóa đơn sinh hoạt của gia đình thông qua thẻ ATM, gia đình anh đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức đi lại. Việc đi mua sắm cũng tiện lợi và an toàn vì không cần mang theo nhiều tiền mặt như trước kia…”. Theo bà Trương Thu Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ, Ngân hàng Nhà nước tỉnh tính đến 30/11/2012, toàn tỉnh có 1.125 cơ quan, đơn vị thanh toán lương qua thẻ ATM, tăng 443 đơn vị so với năm 2010, trong đó số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.022 đơn vị, với số cán bộ nhận lương qua tài khoản là 29.424 người, bằng 78,3% tổng số cán bộ hưởng lương từ ngân sách trên địa bàn. Lượng thẻ phát hành hàng năm tăng đáng kể, hiện, tổng số lượng thẻ phát hành lên đến 155.947 thẻ, tăng 42.952 thẻ so với năm 2011 (trong đó, có 151.882 thẻ nội địa, 4.065 thẻ quốc tế). Toàn tỉnh có tổng số 50 máy ATM (tăng 3 máy so với năm 2011), cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Với tổng số 81 máy POS tại các nhà hàng, siêu thị, doanh số thanh toán qua POS đạt 3,343 tỷ đồng.
Với sự phát triển như vậy, dịch vụ thanh toán qua thẻ ATM đã không chỉ đem lại nhiều tiện ích cho cá nhân sử dụng thẻ, mà nó đã đem lại nhiều ý nghĩa cho xã hội và công tác quản lý nhà nước. Đó là đã làm thay đổi dần nhận thức và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân trên địa bàn; góp phần minh bạch hóa một phần thu nhập của cán bộ, công chức và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý thuế, phòng chống tham nhũng. Mặt khác, thực hiện thanh toán qua thẻ đã thúc đẩy hiện đại hóa công nghệ thanh toán của tỉnh, tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian, chi phí trong công tác quản lý ngân quỹ và giúp trả lương an toàn, hiệu quả… Riêng đối với ngân hàng, thực hiện thanh toán bằng thẻ đã giúp ngân hàng gia tăng thị phần khách hàng, mở rộng sản phẩm dịch vụ, tăng doanh thu, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân. Hiện nay, những đơn vị chưa thanh toán lương qua thẻ (chiếm 43,2%) chủ yếu là ở các huyện, xã do chưa có điều kiện thực hiện. Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ chú trọng đầu tư máy ATM và mở rộng phạm vi tiếp thị, phát hành thẻ về khu vực nông thôn. Qua đó, tiếp tục từng bước đưa Chỉ thị 20/2007/CT-TTg vào cuộc sống của mọi người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội của địa phương.
Lâm Như
Ý kiến ()