Hiểu đúng về lễ hội để có ứng xử văn hóa
LSO-Mỗi năm vào mùa lễ hội thì vấn đề ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội lại trở thành một chủ đề thời sự nóng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội...
Lễ hội chùa Tam Thanh ngày 15 tháng Giêng hằng năm luôn là điểm đến hấp dẫn du khách |
Du xuân trẩy hội hằng năm là sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh của các tầng lớp nhân dân mỗi dịp tết đến, xuân về. Các lễ hội truyền thống cũng dần vượt ra khỏi quy mô, tính chất của riêng cộng đồng mở hội, trở thành điểm đến của du khách gần xa.
Thông thường, cấu trúc của một lễ hội truyền thống sẽ có phần lễ và phần hội; trong đó, phần lễ là yếu tố chính, xuyên suốt. Lễ trong lễ hội được hình thành bởi nhân vật được nhân dân kính ngưỡng cùng hệ thống di tích, nghi lễ thờ phụng (dâng hương, tế, rước,…), các huyền tích, cảnh quan. Về phần hội thường sẽ gồm các trò chơi, trò diễn vui hội. Tất nhiên có những phần giao thoa, chẳng hạn như nghi lễ rước kiệu… Đây được coi là “cầu nối” giữa lễ và hội.
Ngày nay, đời sống càng khấm khá hơn nên trong hoạt động của lễ hội còn có thêm các hoạt động phụ trợ (dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, dịch vụ đồ lễ, quà lưu niệm…). Song, giá trị cốt lõi của một lễ hội vẫn được giữ gìn. Lễ hội chính là dịp tập trung nhất để mọi người thể hiện tấm lòng của mình đối với các bậc tiền nhân, thánh, thần, tiên, phật… được nhân dân kính ngưỡng vì đã có công giúp dân, giúp nước, bảo vệ cuộc sống của người dân, quê hương, đất nước được “nhân khang, vật thịnh”, “quốc thái, dân an”… Đồng thời còn thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc – “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, thần, phật… có công với dân, với nước. Ví như, lễ hội đền Tả Phủ – đền Kỳ Cùng diễn ra từ ngày 22-27 tháng Giêng hằng năm chính là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng thành kính, tri ân đối với công ơn của Tả đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài và Quan lớn Tuần Tranh đối với nhân dân và quê hương, đất nước… Bác Phạm Thị Hòa ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đến vãn cảnh lễ đền Kỳ Cùng cho rằng: Khi nắm bắt, hiểu rõ truyền thống của lễ hội, di tích thì đi lễ, dự hội sẽ thấy rất ý nghĩa. Kể cả không đến được chính hội nhưng tấm lòng thành là quan trọng nhất.
Thực tế cho thấy, những năm qua, vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội được các cấp, ngành của tỉnh hết sức quan tâm. Trong đó, chỉ đơn cử, việc tuyên truyền cho người đi lễ thắp hương đúng vị trí quy định tại bát hương công đồng đã được làm tốt, đảm bảo môi trường, đề phòng hỏa hoạn. Hay như việc bố trí địa điểm phù hợp cho các dịch vụ phụ trợ ngày càng hợp lý, đảm bảo an toàn, mỹ quan… Kết quả đó có được từ sự phối hợp liên ngành trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, di tích ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, từ đó góp phần nhân lên những nét đẹp mùa lễ hội.
Tuy nhiên, điều vẫn được bàn đến nhiều nhất là ý thức chưa cao của một số ít người đi hội như: tùy tiện xả rác, văn hóa đặt tiền lễ, ý thức khi tham gia giao thông… cho đến những dịch vụ “ăn theo” không đảm bảo chất lượng. Song đáng mừng là các hiện tượng trên đã từng bước được hạn chế, khắc phục, dẹp bỏ.
Trao đổi xung quanh vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhạc sĩ Hoàng Huy Ấm, nguyên Giám đốc Thư viện tỉnh Lạng Sơn cho rằng: Để thực hiện tốt nếp sống văn minh trong lễ hội thì trước hết cần hiểu đúng về lễ hội với những giá trị bản chất, cốt lõi nhất. Từ đó chúng ta sẽ có ứng xử văn hóa với hoạt động văn hóa rất ý nghĩa này…
Quả thật, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội nếu chỉ có sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng là chưa đủ. Muốn vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, sưu tầm, tuyên truyền, giới thiệu về truyền thống lịch sử – văn hóa, giá trị cốt lõi của
Có thể nói, bức tranh đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng sẽ được phản ánh rất rõ nét thông qua lễ hội. Do đó, lễ hội còn được coi là “bảo tàng sống” trong dòng chảy đời sống xã hội. Du xuân, vui hội, đi lễ đầu năm đã trở thành một nét văn hóa thường niên của nhiều người. Thiết nghĩ, đây sẽ là một nét đẹp văn hóa thanh tao thực sự nếu như những vấn đề trên được quan tâm.mỗi lễ hội, di tích. Đi đôi với đó, rà soát, xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở từng địa phương, cơ sở. Bố trí không gian lễ hội hợp lý; tôn trọng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân. Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động trái quy định trong lễ hội.
HOÀNG HÀ
Ý kiến ()