Cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Geneva (Thụy Sĩ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại chiến khu Việt Bắc, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953.
Cờ "Quyết chiến-Quyết thắng" phấp phới bay trên nóc hầm của tướng De Castries, ngày 7/5/1954.
Cờ đỏ sao vàng tung bay tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva.
Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự Hội nghị Geneva, ngày 4/5/1954.
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954.
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneva (từ bên trái sang): đồng chí Trần Công Tường, Thứ trưởng Tư pháp; đồng chí Phan Anh, Bộ trưởng Công thương; đồng chí Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao; đồng chí Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng.
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Geneva chụp ảnh chung tại trụ sở phái đoàn.
Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu báo cáo diễn biến tình hình chiến trường Đông Dương cho phái đoàn Việt Nam Dân Dân chủ Cộng hòa tại Geneva.
Toàn cảnh một phiên họp trong Hội nghị Geneva.
Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam.
Đại diện Chính phủ Pháp Henri Delteil ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam.
Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng họp báo với các phóng viên quốc tế về kết quả của Hội nghị Geneva tại trụ sở phái đoàn
Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung Giã, ngày 4/7/1954. Hội nghị Trung Giã (4/7-27/7/1954) được triệu tập với sự tham gia của hai đoàn đại biểu quân sự Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Chỉ huy Quân đội viễn chinh của Pháp để thảo luận về các vấn đề quân sự do Hội nghị Geneva đã đề ra và quyết định những biện pháp thi hành những quyết định của Hội nghị Geneva, bao gồm những vấn đề về tù binh, thực hiện vấn đề ngừng bắn và giới tuyến quân sự.
Đoàn đại biểu quân sự Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự Hội nghị Trung Giã.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Phái đoàn Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát tại Trung Giã.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến tạm thời giữa hai miền nam-bắc.
Đồng chí Phạm Hùng, Phó Bí thư Trung ương Cục miền nam (thứ ba từ bên trái sang) trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát tại trụ sở phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban liên hiệp đình chiến ở Nam Bộ.
Nhân dân Hà Nội chào đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô, ngày 10/10/1954.
Những người lính Pháp cuối cùng rời Hải Phòng, ngày 13/5/1955.
Đón cán bộ tập kết từ miền nam tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Ý kiến ()