Hiện thực hoá các cơ hội PPP tại Việt Nam
Trong chuyến thăm dài ngày tới Việt Nam từ 19 đến 24-3, Thị trưởng Khu tài chính London, ông Alderman Michael Bear đã đồng chủ trì với Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông trong buổi toạ đàm với chủ đề “Hiện thực hoá các cơ hội PPP tại Việt Nam” tại Hà Nội vào ngày 20-3.Buổi toạ đàm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như Anh quốc chung quanh vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam là làm thế nào để thực hiện hiệu quả cơ chế đối tác công-tư (PPP) trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tại đây, phía Anh đã chia sẻ kinh nghiệm hơn 50 năm qua với đại diện các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam.Kinh nghiệm từ nước AnhThị trưởng Khu tài chính London Alderman Michael Bear cho biết, nước ông đã thực hiện cơ chế PPP hơn 50 năm qua trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đặc biệt là xây đường cao tốc, đến trường học, bệnh viện.Chính phủ Anh đã thành công trong việc huy động...
Trong chuyến thăm dài ngày tới Việt Nam từ 19 đến 24-3, Thị trưởng Khu tài chính London, ông Alderman Michael Bear đã đồng chủ trì với Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông trong buổi toạ đàm với chủ đề “Hiện thực hoá các cơ hội PPP tại Việt Nam” tại Hà Nội vào ngày 20-3.
Buổi toạ đàm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như Anh quốc chung quanh vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam là làm thế nào để thực hiện hiệu quả cơ chế đối tác công-tư (PPP) trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Tại đây, phía Anh đã chia sẻ kinh nghiệm hơn 50 năm qua với đại diện các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam.
Kinh nghiệm từ nước Anh
Thị trưởng Khu tài chính London Alderman Michael Bear cho biết, nước ông đã thực hiện cơ chế PPP hơn 50 năm qua trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng từ cầu đường, đặc biệt là xây đường cao tốc, đến trường học, bệnh viện.
Chính phủ Anh đã thành công trong việc huy động vốn đóng góp từ khu vực tư nhân trong các công trình công cộng với số vốn chiếm ¼ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong vài năm gần đây, nước Anh đã ký 950 dự án dịch vụ công cộng với số vốn tư nhân là 100 tỷ USD.
Trên thế giới, Anh là nước đầu tiên thực hiện cơ chế PPP này với tư duy những gì mà tư nhân không làm được hoặc không thể tham gia thì nhà nước mới làm, mới quản lý như chức năng quản lý hành chính là chức năng không thể sẻ chia cho tư nhân. Do đó, nhà nước Anh khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và khoán gọn cho họ đầu tư toàn bộ sơ sở vật chất, sau đó nhà nước thuê lại công trình đó, nhưng quản lý cơ sở vật chất vẫn thuộc tư nhân.
Một thí dụ điển hình là trong việc xây dựng một nhà tù, toàn bộ việc thiết kế, xây dựng… do tư nhân làm; nhà nước chỉ đảm nhiệm việc di chuyển tù nhân và quản lý cảnh sát… Tương tự như vậy, xây trường học hay bệnh viện, nhà nước chỉ quản lý hiệu trưởng, đội ngũ giáo viên; giám đốc và y bác sĩ…; còn lại phần cơ sở vật chất đều do những nhà đầu tư tư nhân quản lý theo hợp đồng.
Để thực hiện được mô hình này, trong việc đào tạo nguồn nhân lực, Thị trưởng Khu tài chính London cho biết, nước Anh cũng phải bỏ ra rất nhiều thời gian bồi dưỡng đào tạo cho các cán bộ hiểu rõ về quy trình PPP và cũng phải mất nhiều thời gian thì mới làm đúng được. “Sau 10 năm, 20 năm chúng tôi mới tin có một mô hình mà đã được kiểm chứng là phát huy hiệu quả và làm việc chất lượng”, ông Michael Bear nói.
Hiện thực hoá PPP tại Việt Nam
Tại buổi toạ đàm, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, sau Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, từ đó đến nay, Việt Nam đã thành lập một tổ công tác liên ngành đặc biệt ở cấp T.Ư với đại diện là các cơ quan hoạch định chính sách có liên quan với đại diện của Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, và “cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là Bộ kế hoạch và đầu tư”.
Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, tổ công tác liên ngành này có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều phối hoạt động giữa các nhà tư vấn, các nhà tài trợ với các cơ quan quản lý chính quyền địa phương nhằm thúc tiến các chương trình thực hiện theo cơ chế PPP.
Ngày 9- 11-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư” ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15-01-2011. Theo đó, quy chế đặc biệt này quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức PPP; Đối tượng áp dụng của quy chế này gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với việc quản lý, thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công… |
Cùng quan điểm với Thứ trưởng Đặng Huy Đông, Thị trưởng Khu tài chính London Michael Bear và các cộng sự tại buổi toạ đàm khẳng định, từ kinh nghiệm của nước Anh và gần 45 nước khác trên thế giới, tổ công tác liên ngành là một yếu tố quan trọng bởi vì PPP cần sự điều phối nhuần nhuyễn giữa các cơ quan liên quan. “Kẻ thù của PPP là tệ quan liêu”- ông Michael Bear nhấn mạnh.
Ông Đặng Huy Đông cũng cho biết dù cơ chế PPP không mới ở Việt Nam nhưng hai năm qua vẫn chưa có dự án theo PPP cụ thể nào được triển khai. Do đó, ông hy vọng với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, đặc biệt các nước có nhiều kinh nghiệm như Anh thông qua tổ công tác liên ngành, cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới sẽ có ít nhất một hoặc hai dự án PPP được đấu thầu triển khai.
Về cách thức lựa chọn nhà thầu, ông Đông khẳng định Việt Nam nhận thức rõ ràng rằng tính minh bạch trong đấu thầu theo chuẩn quốc tế là điều vô cùng quan trọng của PPP, phải đảm bảo được điều này mới khiến các nhà thầu đăng ký hồ sơ đấu thầu và việc này “sẽ được thực hiện thông qua một quy trình minh bạch, công bằng theo những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế”.
Chung quanh thắc mắc cần lựa chọn dự án trong lĩnh vực nào để đảm bảo thực hiện thí điểm thành công PPP tại Việt Nam, cả ông Đông và ông Michael Bear đều cho rằng, không quan trọng dự án đó thuộc ngành nào, lĩnh vực nào mà cốt lõi nhất là tính khả thi về mặt tài chính của dự án được lựa chọn.
Những dự án cơ sở hạ tầng đều là những dự án lâu năm, tốn tiền của nên cần thiết phải tính toán tính khả thi về mặt tài chính của dự án theo cơ chế PPP nhằm thu hút vốn đầu tư của tư nhân. Thêm vào đó, một dự án PPP cần phải có đủ tính phỏng đoán, minh bạch và rõ ràng trong lộ trình thực hiện.
Buổi toạ đàm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn dự án PPP thí điểm tại Việt Nam còn là cách hiệu quả để nâng cao nguồn nhân lực thực hiện PPP, thay vì cử cán bộ đi học bốn, năm năm ở các trường về thực hiện PPP thì trong quá trình thực hiện các dự án thí điểm họ đã được cọ xát kinh nghiệm thực tiễn.
Thêm vào đó, ông Đông cho biết từ việc thực hiện các dự án thí điểm cũng giúp tạo ra kinh nghiệm, tìm ra những vấn đề hạn chế của khung pháp lý hiện nay đối với thực hiện cơ chế PPP, từ đó có thể đề xuất thay đổi khung pháp lý cho phù hợp.
Ông nói: “Tôi hy vọng từ ba đến năm năm tới chúng ta sẽ có hai hoặc ba dự án thí điểm cụ thể trong mỗi lĩnh vực ưu tiên. Sau khi thực hiện chúng ta sẽ có thể đưa ra những khuyến nghị chính phủ sửa đổi khung pháp lý để phù hợp với cơ chế PPP.”
Một điều quan trọng mà các nhà đầu tư từ Anh đã chia sẻ từ buổi toạ đàm đó là khi đã thực hiện PPP, để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia và hoạt động dài hạn, thì chính phủ cần thiết giữ ổn định các chính sách và cơ chế ban đầu nhằm tạo lòng tin với các nhà đầu tư, tránh việc thay đổi gây cản trở đến nhà đầu tư như đã xảy ra tại một số nước trong khu vực.
Trả lời câu hỏi về vai trò khu vực nhà nước trong các dự án có vốn ODA thực hiện theo cơ chế PPP, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói: |
Theo Nhandan
Ý kiến ()