LSO-Thời điểm này, tình hình dịch, bệnh tai xanh trên địa bàn tỉnh đã được khống chế. Tất cả các ổ dịch đều đủ điều kiện để công bố hết dịch. Tuy nhiên, nguy cơ về cúm gia cầm lại đang ở mức cao, đòi hỏi sự chủ động, cảnh giác của các cấp, ngành chức năng và người chăn nuôi.Buôn bán gia cầm tại chợ Đồng Đăng, huyện Cao LộcMấy năm trước, gia đình chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Bản Nhàn, xã Hùng Việt, huyện Tràng Định chỉ nuôi dăm con gà thả rông, chủ yếu tự cung, tự cấp phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng thời gian gần đây, cùng với xu hướng mở rộng, phát triển chăn nuôi, đàn gia cầm của gia đình chị đã tăng lên nhanh chóng, trung bình 250 con mỗi lứa. So với những địa phương khác con số này không phải là nhiều, nhưng so với Hùng Việt thì đây là mô hình khá lớn. Chăn nuôi lớn hơn nên Chị Hằng cũng thay đổi hình thức chăn nuôi đó là đầu tư xây dựng chuồng để nuôi tập trung, đồng thời tìm hiểu qua các kênh...
LSO-Thời điểm này, tình hình dịch, bệnh tai xanh trên địa bàn tỉnh đã được khống chế. Tất cả các ổ dịch đều đủ điều kiện để công bố hết dịch. Tuy nhiên, nguy cơ về cúm gia cầm lại đang ở mức cao, đòi hỏi sự chủ động, cảnh giác của các cấp, ngành chức năng và người chăn nuôi.
Buôn bán gia cầm tại chợ Đồng Đăng, huyện Cao Lộc
Mấy năm trước, gia đình chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Bản Nhàn, xã Hùng Việt, huyện Tràng Định chỉ nuôi dăm con gà thả rông, chủ yếu tự cung, tự cấp phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Nhưng thời gian gần đây, cùng với xu hướng mở rộng, phát triển chăn nuôi, đàn gia cầm của gia đình chị đã tăng lên nhanh chóng, trung bình 250 con mỗi lứa. So với những địa phương khác con số này không phải là nhiều, nhưng so với Hùng Việt thì đây là mô hình khá lớn. Chăn nuôi lớn hơn nên Chị Hằng cũng thay đổi hình thức chăn nuôi đó là đầu tư xây dựng chuồng để nuôi tập trung, đồng thời tìm hiểu qua các kênh để tiêm phòng đầy đủ các bệnh thông thường cho đàn gia cầm. Chị tâm sự: qua các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình xác định nguy cơ phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm luôn tiềm ẩn, vì vậy ngay từ khâu chọn mua giống, gia đình cũng mua các loại giống có nguồn gốc rõ ràng của các cơ sở đáng tin cậy.
Không chỉ riêng hộ gia đình ở Hùng Việt, Tràng Định, mà thời gian qua, rất nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở Lạng Sơn đã mạnh dạn đầu tư phát triển đàn với quy mô lớn hơn. Theo thống kê, hiện nay, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh vào khoảng trên 3 triệu con, tăng khá nhiều so với cùng kỳ.
Song không phải gia đình nào cũng có ý thức cảnh giác, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Từ đầu năm đến nay, tuy không bùng phát thành dịch, nhưng cúm gia cầm đã lẻ tẻ xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Đầu tháng 3/2012, bệnh cúm gia cầm xuất hiện ở thôn Đồng Giéo, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, cơ quan chức năng phải tiêu hủy 341 con gà của 15 hộ gia đình. Mới đây nhất, triệu chứng điển hình của cúm gia cầm cũng đã được phát hiện trên đàn gà của một hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn.
Các cơ quan chức năng đã phát hiện kịp thời và khống chế triệt để ngay những mầm bệnh đầu tiên, vì vậy bệnh không lan thành dịch. Tuy nhiên, những dấu hiệu lẻ tẻ đó cho thấy nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch cúm gia cầm là rất lớn. Ông Hoàng Quy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y nhận định: theo quy luật, thì thời điểm dễ bùng phát cúm gia cầm nhất là trong những tháng đầu năm, nhưng với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nếu không chủ động, dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Lạng Sơn là một trong những tỉnh chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa chủ động được con giống, chính vì vậy nguy cơ đầu tiên phải kể tới là việc nhập giống từ các địa phương khác. Mặt khác Lạng Sơn là tỉnh biên giới nên nguy cơ xâm nhiễm cúm gia cầm từ gia cầm nhập lậu qua biên giới là rất lớn. Thêm vào đó, hiện nay, tại các ổ dịch cũ, không loại trừ virut cúm AH5N1 vẫn đang lưu hành.
Trong khi đó, thời điểm này Lạng Sơn lại không nằm trong dự án tiêm phòng cúm gia cầm của Trung ương, vì vậy việc tiêm vắc xin là không thể. Lãnh đạo Chi cục Thú y cho biết: để phòng cúm gia cầm có hiệu quả nhất, hiện nay cơ quan thú y đang tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thắt chặt khâu kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và tăng cường quản lý dịch bệnh để phát hiện bệnh một cách sớm nhất, không chế ngay khi chưa lan thành dịch. Hiện nay, công tác lấy mẫu giám sát vẫn đang tiếp tục được tiến hành. Theo thông tin từ Cục Thú y, tính đến ngày 6/8/2012, cả nước đang có 3 tỉnh là Quảng Bình, Hải Dương, Hải Phòng có dịch cúm chưa qua 21 ngày. Trước diễn biến phức tạp của tình hình, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các cấp, ngành chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn tình trạng xâm nhập và lây lan dịch cúm gia cầm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện theo Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khống chế xong tai xanh, Lạng Sơn đang triển khai đồng loạt các biện pháp để chặn cúm gia cầm.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()