Hệ thống ngân hàng của Afghanistan đứng trước tương lai bất ổn
Triển vọng của hệ thống ngân hàng tại Afghanistan khá bấp bênh, khi việc tái khởi động một nền kinh tế đã bị tàn phá bởi 40 năm chiến tranh của nước này vẫn đang đặt ra dấu hỏi lớn.
Các ngân hàng của Afghanistan, vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của nước này sau khủng hoảng, đang đối mặt với một tương lai bất ổn với những hoài nghi về mọi thứ, từ khả năng thanh khoản đến việc làm của nữ giới sau khi Taliban tiến vào Kabul.
Theo Taliban, các ngân hàng tại Afghanistan dự kiến sẽ sớm mở cửa trở lại sau khi bị đóng cửa trong khoảng 10 ngày và hệ thống tài chính ngừng hoạt động khi chính phủ được phương Tây hậu thuẫn sụp đổ.
Tuy nhiên, hiện có rất ít bằng chứng về việc các ngân hàng sẽ mở cửa trở lại hoặc các dịch vụ ngân hàng hoạt động lại bình thường, giữa bối cảnh các đám đông lớn vẫn tụ tập trên đường phố bên ngoài các ngân hàng ở Kabul vào hôm 25/8.
Nhiều vùng nông thôn của Afghanistan hầu như không có ngân hàng. Nhưng ở các thành phố, nơi lương của nhân viên chính phủ thường được trả vào tài khoản ngân hàng, việc đóng cửa các ngân hàng đang gây ra khó khăn cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào giao dịch tiền mặt.
Triển vọng của hệ thống ngân hàng tại Afghanistan dường như cũng khá bấp bênh, khi việc tái khởi động một nền kinh tế đã bị tàn phá bởi 40 năm chiến tranh của nước này vẫn đang đặt ra dấu hỏi lớn.
Theo cựu quyền Thống đốc ngân hàng trung ương Afghanistan Ajmal Ahmady, nước này không có mặt hàng xuất khẩu nào đáng kể do vậy trở ngại trước mắt là tính thanh khoản tại quốc gia này.
Syed Moosa Kaleem Al-Falahi, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Ngân hàng Hồi giáo Afghanistan (IBA), cho biết Hiệp hội Ngân hàng Afghanistan (ABA) đã liên hệ với ngân hàng trung ương để điều phối các bước nhằm đưa hoạt động của các ngân hàng trở lại bình thường. IBA là một trong ba ngân hàng lớn nhất của Afghanistan./.
Ý kiến ()