Hệ thống cảnh báo sóng thần của Thái Lan không còn tin cậy
Ngày 26-12, nhà khí tượng học Smith, người chỉ huy việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần ở phía nam Thái Lan cách đây sáu năm cho biết, một số bộ phận của hệ thống bị hư hỏng nhưng chưa được thay thế, toàn hệ thống không còn vận hành hiệu quả.Tại buổi lễ tưởng niệm hơn 5.000 nạn nhân trận sóng thần ập vào bờ biển phía nam Thái Lan bảy năm trước, được tổ chức tại tỉnh Phuket, nơi có bãi biển nổi tiếng thu hút du khách, ông Smith khẳng định, hệ thống hiện nay rất khó dự báo sóng thần. Một số tháp cảnh báo đã bị hư hỏng.Thủ tướng Yingluck thừa nhận hệ thống cảnh báo sóng thần không còn hoàn thiện, cần được cải tạo để nâng tính hiệu quả.Ngày 25-12, những đợt sóng cao 4m đổ vào bờ biển phía đông nam Thái Lan làm ngập, hư hại hàng trăm ngôi nhà, nhiều ruộng lúa, đồn điền cao su, đường sá và một số công trình cơ sở hạ tầng khác, nhưng trước đó chính quyền không hề có cảnh báo. Mấy ngày qua, tàu thuyền ở những khu vực này...
Ngày 26-12, nhà khí tượng học Smith, người chỉ huy việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sóng thần ở phía nam Thái Lan cách đây sáu năm cho biết, một số bộ phận của hệ thống bị hư hỏng nhưng chưa được thay thế, toàn hệ thống không còn vận hành hiệu quả.
Tại buổi lễ tưởng niệm hơn 5.000 nạn nhân trận sóng thần ập vào bờ biển phía nam Thái Lan bảy năm trước, được tổ chức tại tỉnh Phuket, nơi có bãi biển nổi tiếng thu hút du khách, ông Smith khẳng định, hệ thống hiện nay rất khó dự báo sóng thần. Một số tháp cảnh báo đã bị hư hỏng.
Thủ tướng Yingluck thừa nhận hệ thống cảnh báo sóng thần không còn hoàn thiện, cần được cải tạo để nâng tính hiệu quả.
Ngày 25-12, những đợt sóng cao 4m đổ vào bờ biển phía đông nam Thái Lan làm ngập, hư hại hàng trăm ngôi nhà, nhiều ruộng lúa, đồn điền cao su, đường sá và một số công trình cơ sở hạ tầng khác, nhưng trước đó chính quyền không hề có cảnh báo. Mấy ngày qua, tàu thuyền ở những khu vực này không được phép ra khơi do sóng to, gió lớn. Nhiều du khách tới hai hòn đảo nổi tiếng Koh Samui và Koh Phangan (tỉnh Surat Thani) đi nghỉ Giáng Sinh, không có cơ hội tắm biển.
Giới khí tượng Thái Lan đưa ra nhận định khác nhau về nguyên nhân sóng cao lần này. Ông Smith cho rằng, đây là kết quả của hiện tượng sóng bão (storm surge). Không đồng ý với quan điểm này, Tiến sĩ Thanawat, người đứng đầu bộ phần nguyên cứu thiên tai thuộc Đại học Chulalongkorn cho rằng, sóng cao hiện nay bắt nguồn từ hiện tượng gió mùa đông bắc và tây nam, sóng bão sẽ chỉ xuất hiện nếu có một trận bão nhiệt đới hoành hành. Sóng cao hơn trước đây là do sự biến đổi khí hậu. Trước đây, sóng ở Vịnh Thái Lan chỉ cao từ 1-3m, nay tăng lên mức 5-6m. Ông Thanawat cho biết, xu hướng tương tự xảy ra tại Malaysia và Indonesia.
Theo Nhandan
Ý kiến ()