Hé lộ thu nhập của lãnh đạo các công ty niêm yết
Nếu ban lãnh đạo "chèo lái" công ty tốt, vượt kế hoạch lợi nhuận thì mức thưởng cho ban lãnh đạo rất cao, phụ thuộc vào phần vượt kế hoạch. Kể từ 1/5/2011, mức lương tối thiểu chính thức được tăng lên 830.000 đồng/tháng ( 13,7%). Nhân ngày Quốc tế Lao động có một tổng kết nhỏ về thu nhập (lương, thưởng) của những người đứng đầu DN niêm yết.Nói "không" với thù lao Ngày 15/4/2011, CTCK Bảo Việt (BVS) tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2011. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, tổng doanh thu của BVS đạt 238,924 tỷ đồng, hoàn thành 78,61% kế hoạch, tăng 80,72% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 là -92,731 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đề ra là 175 tỷ đồng và năm 2009 lãi 174,46 tỷ đồng. Do kết quả kinh doanh năm 2010 chưa có lãi nên BVS không thực hiện chi trả thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát (BKS). Được biết, trong 2 năm 2008 - 2009, Hội đồng quản trị (HĐQT), BKS của BVS cũng không nhận thù lao, dùng để bù đắp khoản lỗ trong năm 2008....
Nếu ban lãnh đạo “chèo lái” công ty tốt, vượt kế hoạch lợi nhuận thì mức thưởng cho ban lãnh đạo rất cao, phụ thuộc vào phần vượt kế hoạch.
Kể từ 1/5/2011, mức lương tối thiểu chính thức được tăng lên 830.000 đồng/tháng ( 13,7%). Nhân ngày Quốc tế Lao động có một tổng kết nhỏ về thu nhập (lương, thưởng) của những người đứng đầu DN niêm yết.
Nói “không” với thù lao
Ngày 15/4/2011, CTCK Bảo Việt (BVS) tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2011. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, tổng doanh thu của BVS đạt 238,924 tỷ đồng, hoàn thành 78,61% kế hoạch, tăng 80,72% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 là -92,731 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đề ra là 175 tỷ đồng và năm 2009 lãi 174,46 tỷ đồng.
Do kết quả kinh doanh năm 2010 chưa có lãi nên BVS không thực hiện chi trả thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát (BKS). Được biết, trong 2 năm 2008 – 2009, Hội đồng quản trị (HĐQT), BKS của BVS cũng không nhận thù lao, dùng để bù đắp khoản lỗ trong năm 2008.
Không nhận thù lao năm 2010 còn có HĐQT và BKS của TYA, do năm 2010 công ty này chỉ đạt mức lợi nhuận khiêm tốn hơn 23 triệu đồng. Năm 2011, HĐQT CTCK Thăng Long cũng đã đưa vào Nghị quyết việc sẽ không nhận thù lao nếu Công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm này.
Thu nhập “khủng” nhờ ESOP
Mới đây, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đã hoàn tất việc phát hành và niêm yết 3.498.520 cổ phiếu phát hành cho cán bộ – nhân viên (cổ phiếu ESOP). Với giá phát hành 10.000 đồng, trong khi thị giá hiện tại (ngày 29/4) của VNM là 105.000 đồng/CP, những người được mua cổ phiếu ESOP đang có khoản lãi tạm tính gần 333 tỷ đồng.
Trong đợt phát hành cổ phiếu này, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VNM là bà Mai Kiều Liên được mua 350.000 cổ phiếu. Ước tính, bà Liên đang có khoản “lãi” tạm thời gần 33,3 tỷ đồng. Các thành viên khác trong Ban giám đốc được mua từ 50.000 – 60.000 cổ phiếu/người, tương đương mức “lãi” 5 – 6 tỷ đồng/người. Trong khi đó, tổng thù lao của HĐQT, BKS năm 2010 của VNM đã được ĐHCĐ thông qua chỉ có 3,12 tỷ đồng.
Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2011 của VNM dự kiến sẽ phát hành tiếp 3.565.000 cổ phiếu ESOP cho cán bộ – nhân viên. Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu ESOP, mỗi năm VNM dành khoảng 10% lợi nhuận sau thuế để trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Trong phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2010, số tiền trích lập này là gần 360 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2010, số nhân viên của VNM và các công ty thành viên là 4.453 người, như vậy bình quân mỗi người sẽ được nhận hơn 80 triệu đồng.
Thu lao bình quân/tháng, bao nhiêu là đủ?
Tại ĐHCĐ của CTCP Chế biến gỗ Đức Thành (GDT) năm 2010, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc chia sẻ: “So với nhiều DN niêm yết khác, HĐQT GDT có lẽ nhận được thù lao thấp kỷ lục”. Năm 2010, thù lao cho mỗi thành viên HĐQT là 2 triệu đồng/tháng và thành viên BKS là hơn 800.000 đồng/tháng.
Được biết, năm 2009, con số này còn ít hơn, khoảng 1,2 triệu/tháng với HĐQT và 256.000 đồng/tháng với thành viên BKS. Tuy nhiên, năm 2011, thù lao của HĐQT GDT dự kiến được tăng lên 2,667 triệu đồng/tháng, BKS là 1,111 triệu đồng/tháng. Đáng chú ý, trong nghị quyết ĐHCĐ 2 năm qua, GDT không có kế hoạch thưởng cho HĐQT và BKS nếu vượt kế hoạch lợi nhuận.
Theo nghị quyết của SZL, mức thù lao cho thành viên HĐQT năm 2011 dự kiến là 2 triệu đồng/người, thành viên BKS là 1 triệu đồng/người. Theo nghị quyết của NHW, Chủ tịch HĐQT có mức thù lao 2 triệu đồng/tháng, thành viên HĐQT là 1,5 triệu đồng/tháng, thành viên BKS là 1 triệu đồng/tháng.
Ngược lại, có những DN quy định mức thù lao cho ban lãnh đạo khá cao. Đơn cử như PPC, theo nghị quyết ĐHCĐ năm 2011, mức lương của Chủ tịch HĐQT là 44,53 triệu đồng/tháng. Mức lương của Chủ tịch HĐQT TV1 là 36,583 triệu đồng/tháng, Chủ tịch HĐQT DIG là 22 triệu đồng/tháng, Chủ tịch HĐQT LSS là 15 triệu đồng/tháng.
Do nhiều thành viên HĐQT, BKS là vị trí kiêm nhiệm, nên những người này đã được lĩnh lương của DN. Nhiều DN chỉ coi khoản thù lao này là hỗ trợ chi phí đi lại, làm việc. Tuy nhiên, nếu ban lãnh đạo “chèo lái” công ty tốt, vượt kế hoạch lợi nhuận thì mức thưởng cho ban lãnh đạo lại rất cao, phụ thuộc vào phần vượt kế hoạch.
Theo nghị quyết ĐHCĐ của HAG. tiền thù lao của Ban lãnh đạo Công ty bằng 0,5% lợi nhuận sau thuế. Với mức lợi nhuận hơn 3.000 tỷ đồng mà DN đạt được, thì bình quân thành viên HĐQT và BKS của HAG sẽ lĩnh tới hơn 100 triệu đồng/người/tháng.
Trên thực tế, đã có không ít phàn nàn rằng, DN có khả năng đạt lợi nhuận cao, nhưng ban lãnh đạo chỉ đặt kế hoạch thấp, nhằm hưởng khoản thù lao lớn khi vượt kế hoạch. Việc thông qua kế hoạch tại ĐHCĐ chỉ là hình thức, do cổ đông không nắm rõ được công sức đóng góp của từng thành viên, chưa kể thời gian thảo luận, trả lời chất vấn cổ đông quá ít. Tại nhiều đại hội, vấn đề thù lao HĐQT, BKS còn được đề cập chung chung, khiến cổ đông không biết mức chi trả thực tế.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()