Hậu Giang: Tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra
Nghề nuôi cá tra ở tỉnh Hậu Giang đang đứng trước nhiều khó khăn về chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và dịch bệnh... giá thành sản xuất khoảng 23.000 đ/kg, trong khi giá bán cá lại thấp, chỉ từ 20.000-22.000 đ/kg, làm người nuôi không có lãi. Tình trạng doanh nghiệp mua cá chậm trả tiền hoặc quỵt tiền mua cá đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, khiến người dân lao đao với vốn vay ngân hàng. Nhiều hộ không tiếp cận được nguồn vốn vay đã treo ao hoặc chuyển sang nuôi các loại khác. Tỉnh Hậu Giang đang thực hiện các giải pháp tích cực, phổ biến và triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó cho người nuôi cá tra, Ông Hồ La Thành, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hậu Giang cho biết: NHNNVN tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phổ biến cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra biết Công văn số 1149/TTg- KTN ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với chăn...
Nghề nuôi cá tra ở tỉnh Hậu Giang đang đứng trước nhiều khó khăn về chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và dịch bệnh… giá thành sản xuất khoảng 23.000 đ/kg, trong khi giá bán cá lại thấp, chỉ từ 20.000-22.000 đ/kg, làm người nuôi không có lãi.
Tình trạng doanh nghiệp mua cá chậm trả tiền hoặc quỵt tiền mua cá đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, khiến người dân lao đao với vốn vay ngân hàng. Nhiều hộ không tiếp cận được nguồn vốn vay đã treo ao hoặc chuyển sang nuôi các loại khác. Tỉnh Hậu Giang đang thực hiện các giải pháp tích cực, phổ biến và triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó cho người nuôi cá tra,
Ông Hồ La Thành, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hậu Giang cho biết: NHNNVN tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phổ biến cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra biết Công văn số 1149/TTg- KTN ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với chăn nuôi thủy sản và Công văn số 5294/NHNN-TD ngày 20/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra, công bố danh sách các ngân hàng tham gia cho vay vốn đối với cơ sở nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu. Thực hiện công văn này, các ngân hàng đã gia hạn nợ cho 44 hộ và doanh nghiệp, tiếp tục cho vay mới trên 140 tỷ đồng để các hộ khắc phục khó khăn và tiếp tục nuôi cá tra phục vụ xuất khẩu.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết: Sở sẽ dần dần giải quyết từng khó khăn nhằm đem lại lợi ích cho người nuôi cá tra. Tỉnh đã hoàn thành Đề án quy hoạch vùng nuôi cá tra và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Về chất lượng thức ăn và thuốc thú y chữa bệnh cho cá, Sở chỉ đạo Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý, đo lường chất lượng tiến hành kiếm tra các cơ sở kinh doanh nhằm sớm phát hiện và xử lý. Người dân nếu thấy nghi ngờ chất lượng thức ăn và thuốc của cửa hàng, danh nghiệp nào thì báo với cơ quan chức năng để tiến hành kiếm tra và có hướng xử phạt thích đáng. UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT làm cầu nối giữa người nuôi cá và các doanh nghiệp thu mua nhằm tiến tới ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn người nuôi bán cá cho những doanh nghiệp có uy tín để tránh tình trạng chậm trả tiền hoặc không trả tiền mua cá.
Cá tra là một trong những vật nuôi chủ lực trong ngành chăn nuôi của tỉnh Hậu Giang với diện tích gần 200 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, sản lượng hằng năm vào khoảng 37.000 tấn. Nguồn con giống sản xuất tại tỉnh đáp ứng 50% nhu cầu của người nuôi, số còn lại được mua từ tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ. Hiện có khoảng 13 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua cá tra nguyên liệu, một số hộ, cơ sở nuôi cá đã được ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định đầu ra.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()