LSO-Mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng – đó là những rủi ro mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong cơ chế thị trường. Với Lạng Sơn, khi lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa cũng như xuất nhập khẩu tăng nhanh, thì vấn nạn hàng giả, hàng nhái… cũng có thêm cơ hội lộng hành. Trong khi đó, đại đa số người tiêu dùng không hiểu hết nghĩa vụ của mình, cũng như quyền lợi mà họ được hưởng.Thực trạng này thôi thúc các cấp, ngành chức năng phải sớm có những hành động cụ thể, cấp bách bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.Cán bộ QLTT kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm tại các đại lý trên địa bàn TPLSTheo nhận định của Chi cục Quản lý thị trường, năm 2010 và 2 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh hầu như không có. Các loại hàng này chủ yếu được nhập lậu và vận chuyển từ các địa phương khác đến bán lẻ, gồm: mũ...
LSO-Mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng – đó là những rủi ro mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong cơ chế thị trường. Với Lạng Sơn, khi lượng hàng hóa tiêu thụ nội địa cũng như xuất nhập khẩu tăng nhanh, thì vấn nạn hàng giả, hàng nhái… cũng có thêm cơ hội lộng hành. Trong khi đó, đại đa số người tiêu dùng không hiểu hết nghĩa vụ của mình, cũng như quyền lợi mà họ được hưởng.Thực trạng này thôi thúc các cấp, ngành chức năng phải sớm có những hành động cụ thể, cấp bách bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
|
Cán bộ QLTT kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm tại các đại lý trên địa bàn TPLS |
Theo nhận định của Chi cục Quản lý thị trường, năm 2010 và 2 tháng đầu năm 2011, tình hình sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh hầu như không có. Các loại hàng này chủ yếu được nhập lậu và vận chuyển từ các địa phương khác đến bán lẻ, gồm: mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, máy tính casio, điện thoại di động, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, một số đồ dùng điện, quần áo may mặc sẵn, mỳ chính… Bên cạnh đó, qua các đợt kiểm tra cho thấy, vẫn còn khá nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ nằm trên địa bàn các huyện, xã, chợ cụm xã chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: thực phẩm vi phạm quy chế nhãn hàng hóa, quá hạn sử dụng, chưa đảm bảo vệ sinh, người trực tiếp sản xuất, chế biến không sử dụng bảo hộ lao động theo quy định… Năm 2010, Chi cục Quản lý thị trường đã xử phạt vi phạm hành chính, tiêu hủy số lượng hàng hóa liên quan với giá trị tương đương nhiều tỷ đồng. Chỉ trong tháng 1/2011 (trước tết Nguyên đán Tân Mão), lực lượng quản lý thị trường đã thực hiện 725 vụ kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 284 vụ, trị giá hàng tịch thu hơn 1,1 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy tương đương gần 300 triệu đồng.
Từ 1/7/2011, Luật Bảo vệ người tiêu dùng sẽ có hiệu lực, tạo hành lang pháp luật cho một trong những hoạt động được coi là quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Để chủ động thực hiện luật này, Bộ Công thương đã có chủ trương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện như tuyên truyền, hội thảo, tổ chức hội chợ, tuần lễ bán hàng vì người tiêu dùng, các giải thưởng “Người tiêu dùng thông minh” kể cả xét xử một số vụ án điểm về tội cố ý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, phá hoại nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…
Nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ người tiêu dùng trên toàn tỉnh Lạng Sơn, đồng thời hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới (15/3). Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức ngày quyền Người tiêu dùng thế giới với mục đích tuyên truyền đến đông đảo người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hiểu được những quyền và lợi ích cơ bản của người tiêu dùng. Đồng thời thúc đẩy công tác bảo vệ người tiêu dùng trong toàn tỉnh, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như của các tổ chức cá nhân kinh doanh. Các hoạt động này nhằm mục đích làm cho người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp cùng quan tâm hơn nữa trong việc tìm hiểu, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng hưởng ứng thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là góp phần đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
|
Khách hàng mua sắm tại chợ Đông Kinh – Ảnh: Thúy Hường |
Thị trường bán lẻ của cả nước nói chung, Lạng Sơn nói riêng đang mở rộng về quy mô và ngày càng có sự cạnh tranh quyết liệt. Thực tế này kéo theo số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngày càng gia tăng cả về mức độ, tính chất phức tạp. Đây chính là lý do khiến đông đảo người tiêu dùng chờ đợi ngày Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực, với mong muốn Luật sẽ tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi của họ cũng như quy định những trách nhiệm cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Hoàng Thái
Ý kiến ()