Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau hơn 3 năm phát động đã cho thấy hiệu quả rõ nét trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp mà đã giúp cho người dân thay đổi thói quen mua sắm, góp phần đưa hàng trong nước ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng người Việt.Mặc dù trên thị trường vẫn còn tràn lan hàng “ngoại” song tâm lý mua sắm của người dân giờ đây có vẻ “chuộng” hàng Việt hơn nhiều so với vài năm trước. Chị Hà (Quận Gò Vấp) chia sẻ, hàng “ngoại xịn” có xuất xứ từ Châu Âu hay Mỹ thì đắt không đủ tiền mua nhất là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, còn hàng “ngoại giá rẻ” bán đầy đường nhưng sợ không dám dùng. Hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có tới trên 90% là hàng hóa được sản xuất trong nước (Ảnh: VL)Nhà chị Hà có con nhỏ và trong nhà tất cả đồ của con đều là hàng “made in Việt Nam” từ sữa bột, quần áo, đồ chơi…...
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau hơn 3 năm phát động đã cho thấy hiệu quả rõ nét trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đó không chỉ là cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp mà đã giúp cho người dân thay đổi thói quen mua sắm, góp phần đưa hàng trong nước ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng người Việt.
Mặc dù trên thị trường vẫn còn tràn lan hàng “ngoại” song tâm lý mua sắm của người dân giờ đây có vẻ “chuộng” hàng Việt hơn nhiều so với vài năm trước.
Chị Hà (Quận Gò Vấp) chia sẻ, hàng “ngoại xịn” có xuất xứ từ Châu Âu hay Mỹ thì đắt không đủ tiền mua nhất là trong lúc kinh tế khó khăn như hiện nay, còn hàng “ngoại giá rẻ” bán đầy đường nhưng sợ không dám dùng.
|
Hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có tới trên 90% là hàng hóa được sản xuất trong nước (Ảnh: VL) |
Nhà chị Hà có con nhỏ và trong nhà tất cả đồ của con đều là hàng “made in Việt Nam” từ sữa bột, quần áo, đồ chơi… Chị kể, lúc đi chọn đồ cho con, 2 vợ chồng đã thống nhất chỉ mua hàng Việt Nam sản xuất nên dù mẫu mã có không bắt mắt nhưng vẫn mua. “ Mình là người tiêu dùng, mình cũng đâu biết nhà sản xuất họ có quy trình làm ra sản phẩm đó thế nào, thực chất việc kiểm định chất lượng ra sao, song mình có niềm tin vào hàng trong nước hơn, dùng thấy yên tâm”, chị Hà chia sẻ.
Cũng với tâm lý ưa sử dụng hàng trong nước sản xuất, bác Lê Thị Quyên (quận 3) cho biết, trước đây phải tới 60% đồ dùng trong nhà bác là hàng “ngoại” trong đó chủ yếu là hàng của Trung Quốc. Nhiều nhất là đồ nhựa, quần áo, giày dép. Nhưng vài năm nay, nhà bác chỉ dùng hàng Việt Nam. Bác Quyên kể mỗi khi con cháu trong nhà mua món đồ nào về, bác đều yêu cầu xem được sản xuất ở đâu và nếu không phải là hàng Việt Nam thì bác nhất quyết không đồng ý cho dùng.
Hiện nay, không chỉ riêng ở TP. Hồ Chí Minh mà ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, nhiều gia đình đã rất thích dùng hàng Việt. Niềm tin của người Việt vào hàng Việt đã giúp cho hàng sản xuất trong nước có chỗ đứng vững vàng hơn. Chỉ số khảo sát hành vi tiêu dùng hàng Việt sau hơn 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, cho thấy có 56% dân số đánh giá ở mức “chuyển biến một phần”, 36% đánh giá “chuyển biến tốt”.
Các thương hiệu Việt ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình, cũng như đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập cả về chất lượng, hình dáng cho tới giá cả. Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, hàng Việt được các siêu thị, các cửa hàng bày bán chiếm một tỷ lệ khá cao. Đơn cử như tại các siêu thị, cửa hàng của Liên hiệp hợp tác xã Thương mại Thành phố (Saigon Co.op) có trên 90% là hàng Việt trong cơ cấu hàng hóa được bày bán.
TP. Hồ Chí Minh là địa phương thực hiện tốt với những giải pháp hiệu quả trong việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thành phố đã kết hợp Cuộc vận động này với Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu giúp cho hiệu ứng càng ngày càng lan tỏa, đưa Cuộc vận động đi vào chiều sâu, thiết thực hơn, tác động đúng vào tâm lý của người tiêu dùng và được người tiêu dùng tích cực hưởng ứng.
|
Hàng Việt giờ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn bởi chất lượng và mẫu mã đã có nhiều cải tiến tích cực (Ảnh: VL) |
Trong năm 2012, Thành phố đã đẩy mạnh việc triển khai đưa hàng bình ổn vào các chợ truyền thống, đưa hàng bình ổn tới các khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất nên cũng là cơ hội để người dân tiếp xúc nhiều hơn với hàng Việt. Hiện nay, toàn Thành phố có khoảng 243 chợ, 162 siêu thị, 24 trung tâm thương mại và 365 cửa hàng tiện ích, tỉ lệ hàng Việt chiếm đa số.
Đánh giá Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) cho biết, Cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng đến mọi đối tượng tiêu dùng, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thông qua Cuộc vận động, nhiều doanh nghiệp có cơ hội phát huy thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, có chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, đã mạnh dạn đầu tư, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng ngày càng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.
Có thể nói, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai không chỉ ó ý nghĩa chiến lược trước mắt mà còn có ý nghĩa lớn về lâu dài, để từ đó từng bước thay đổi thói quen, tâm lý người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng, đem lại cơ hội sản xuất – kinh doanh tại thị trường nội địa.
Theo CPV
Ý kiến ()