Sinh viên là những người tiêu dùng luôn ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", chính họ là những người có nhiều lợi thế trong quảng bá, giới thiệu mang lại danh tiếng cho các thương hiệu Việt. Thế nhưng nhìn vào những sản phẩm áo quần, giày dép, túi sách... mà họ đang dùng phần nhiều là hàng Trung Quốc hay hàng đã qua sử dụng có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản...Các mặt hàng không rõ xuất xứ được bày bán tràn lan tại chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội).Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều công ty sản xuất hàng may mặc 'Made in Việt Nam' nhưng số thương hiệu chinh phục giới trẻ chưa nhiều, hầu như các bạn sinh viên chỉ biết đến một số nhãn hiệu phổ biến như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Ninomaxx, M&N, Foci, Blue Exchange... Nhiều thương hiệu còn quá xa lạ với đời sống sinh viên. Quan sát một số chợ ở Hà Nội, nhất là các chợ gần các trường đại học như: Chợ Xanh Cầu Giấy, chợ Sinh viên cạnh Học viện...
Sinh viên là những người tiêu dùng luôn ủng hộ và hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chính họ là những người có nhiều lợi thế trong quảng bá, giới thiệu mang lại danh tiếng cho các thương hiệu Việt. Thế nhưng nhìn vào những sản phẩm áo quần, giày dép, túi sách… mà họ đang dùng phần nhiều là hàng Trung Quốc hay hàng đã qua sử dụng có xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản…
Các mặt hàng không rõ xuất xứ được bày bán tràn lan tại chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội).
Hiện nay, trên cả nước có khá nhiều công ty sản xuất hàng may mặc 'Made in Việt Nam' nhưng số thương hiệu chinh phục giới trẻ chưa nhiều, hầu như các bạn sinh viên chỉ biết đến một số nhãn hiệu phổ biến như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Ninomaxx, M&N, Foci, Blue Exchange… Nhiều thương hiệu còn quá xa lạ với đời sống sinh viên. Quan sát một số chợ ở Hà Nội, nhất là các chợ gần các trường đại học như: Chợ Xanh Cầu Giấy, chợ Sinh viên cạnh Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học Thương mại, Đại học Sư phạm, Cao đẳng Du lịch…, chợ Ngã Tư Sở, chợ Nghĩa Tân, chợ Vồi (Thường Tín) hầu như các sạp áo quần đều chỉ thấy toàn các mặt hàng Trung Quốc với giá cả phù hợp túi tiền sinh viên. Phố Khương Thượng (Hà Nội) chuyên bán áo quần cũ đủ loại cũng là hàng được nhập về từ nước ngoài, chỉ cần từ 70 đến 120 nghìn đồng là có thể sắm cho mình một chiếc áo phông hoặc áo sơ-mi kiểu cách và hợp thời trang. Trong khi đó, một chiếc áo sơ-mi Việt Tiến, hay Nhà Bè hoặc các nhãn hàng có thương hiệu của Việt Nam có giá dao động từ 200 đến 500 nghìn đồng. Nhiều sinh viên không ngần ngại cho biết, với túi tiền eo hẹp của mình, họ ít khi dám tìm đến các shop bán quần áo có tiếng như Việt Tiến, An Phước… mà thường chỉ tìm đến những điểm bán hàng giá rẻ ở các chợ hoặc trên vỉa hè. Dường như các doanh nghiệp sản xuất quần áo đã lãng quên một đối tượng tiêu dùng rất đông đảo là sinh viên, khi tung ra thị trường những mặt hàng có chất lượng nhưng giá bán quá cao so với khả năng chi tiêu của sinh viên. Bạn Trâm, sinh viên Học viện Tài chính chia sẻ: 'Phần lớn áo quần của tôi đều mua ở chợ Xanh Cầu Giấy, chợ Sinh viên có mẫu mã, kiểu cách cũng ưng ý, nhưng quan trọng là vừa túi tiền, chứ vào cửa hàng với 'lương' gia đình chu cấp eo hẹp làm sao mà mua nổi'. Qua tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng, phần đông là sinh viên ai cũng ủng hộ Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và sản phẩm, nhưng vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đối tượng khách hàng là sinh viên để có nhiều mặt hàng có giá cả phù hợp với túi tiền của họ.
Mặt khác, tại các chợ, các khu thương mại, nhiều hộ kinh doanh vẫn cố tình nhập nhèm khi giới thiệu các sản phẩm 'nhập ngoại' khiến những người tiêu dùng thiếu kinh nghiệm như sinh viên không khỏi bị cuốn theo. Tình trạng này khá phổ biến ở các khu chợ phục vụ sinh viên nhưng chưa thấy các cơ quan chức năng, lực lượng quản lý thị trường xử lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trên các trang mạng điện tử chuyên bán buôn bán lẻ áo quần như enbac.com, 5giay.vn, muare.com, ai cũng dễ bắt gặp nhan nhản các li nk bán áo quần hàng Quảng Châu với giá khá 'mềm' so với hàng Việt. Với 300 nghìn đồng, sinh viên có thể mua cho mình một chiếc quần jean và chiếc áo sơ-mi, thế nhưng với số tiền đó khi vào cửa hàng thời trang chưa hẳn đã mua được một chiếc áo sơ-mi ưng ý.
Hàng may mặc của Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu của giới sinh viên về giá cả và mẫu mã, vấn đề này các nhà sản xuất trong nước cần nghiên cứu thị hiếu để từng bước đáp ứng được sở thích của một đối tượng tiêu dùng khá đông đảo với tiềm năng mua sắm lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi sản xuất hãy chú trọng đến mẫu mã, giá thành, thị hiếu, khả năng thanh toán của người tiêu dùng để từ đó sáng tạo ra những mặt hàng hợp thời trang và phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng, trong đó có tầng lớp sinh viên. Các doanh nghiệp nên lựa chọn sinh viên làm đại sứ cho sản phẩm của mình, vì chính họ là những người 'tiêu dùng thông thái' có khả năng tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân một cách nhanh chóng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()