Hàng nghìn ha lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long ngập úng
* Bảo đảm an toàn các công trình vượt lũ* Bảo vệ vườn cây ăn trái khi lũ về* Tám tỉnh có dịch cúm gia cầmTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hiện trên lục địa Trung Quốc có một bộ phận không khí lạnh đã hình thành và đang di chuyển xuống phía nam.Dự kiến khoảng đêm về sáng nay (24-9), khối không khí lạnh này sẽ tác động yếu đến thời tiết các tỉnh miền bắc, gây mưa, mưa nhỏ rải rác. Nhiệt độ các khu vực giảm khoảng 2oC. Các vùng núi cao như núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) xuống đến 15-17oC.Do ảnh hưởng của bão số 4, cùng với việc các hồ thủy điện ở phía bắc đồng loạt xả lũ vào cuối tháng 7 vừa qua đã gây sạt lở nhiều đoạn đê sông Lô, đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ, trong đó nghiêm trọng nhất ở hai bờ sông qua huyện Đoan Hùng. Hiện đê tả sông Lô thuộc địa bàn xã Hữu Đô bị sạt lở hơn 700 m, đe dọa tính mạng hơn 40 hộ dân. Còn tại xã Chí Đám cũng bị sạt...
* Bảo đảm an toàn các công trình vượt lũ
* Bảo vệ vườn cây ăn trái khi lũ về
* Tám tỉnh có dịch cúm gia cầm
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hiện trên lục địa Trung Quốc có một bộ phận không khí lạnh đã hình thành và đang di chuyển xuống phía nam.
Dự kiến khoảng đêm về sáng nay (24-9), khối không khí lạnh này sẽ tác động yếu đến thời tiết các tỉnh miền bắc, gây mưa, mưa nhỏ rải rác. Nhiệt độ các khu vực giảm khoảng 2oC. Các vùng núi cao như núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) xuống đến 15-17oC.
Do ảnh hưởng của bão số 4, cùng với việc các hồ thủy điện ở phía bắc đồng loạt xả lũ vào cuối tháng 7 vừa qua đã gây sạt lở nhiều đoạn đê sông Lô, đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ, trong đó nghiêm trọng nhất ở hai bờ sông qua huyện Đoan Hùng. Hiện đê tả sông Lô thuộc địa bàn xã Hữu Đô bị sạt lở hơn 700 m, đe dọa tính mạng hơn 40 hộ dân. Còn tại xã Chí Đám cũng bị sạt lở hơn 1.000 m ven đê, làm mất gần năm ha đất, nguy cơ ảnh hưởng đến thân đê. UBND tỉnh vừa trình Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ kinh phí để khẩn cấp chống sạt lở bờ sông Lô.
Mới đầu mùa mưa, nhưng tại xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã xảy ra sạt lở 3-4 m đất khu vực bên bờ sông Thạch Hãn, đe dọa 15 gia đình sống sát bờ sông có nguy cơ bị sụt lở bất cứ lúc nào.
Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ngãi có nhiều công trình vượt lũ, bảo đảm vượt lũ năm 2012. Các dự án như đê kè chống sạt lở hạ lưu Nam sông Trà Bồng, huyện Bình; dự án kè chống sạt lở suối Tài Năng (thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ); dự án cầu Hoóc Kè (xã Ba Bích, huyện Ba Tơ) đều cơ bản hoàn thành các phần móng, trụ chân cầu… và bảo đảm vượt lũ.
Những ngày qua, mưa bão kết hợp triều cường làm cho hàng nghìn ha lúa thu đông mới xuống giống ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập úng. Tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), lũ lên nhanh đã khiến cống Bà Cả Khánh bị sập hoàn toàn, đe dọa gần 4.000 ha lúa thu đông và hoa màu vừa xuống giống. Còn tại Hậu Giang, do mưa lớn kết hợp triều cường làm hơn 500 ha lúa thu đông bị ảnh hưởng. Các địa phương đang khảo sát, đánh giá mức thiệt hại để hỗ trợ nông dân bị thiệt hại.
Từ đầu năm đến nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đầu tư gần năm tỷ đồng để xây dựng các cống tiêu úng và đê bao khép kín cho diện tích vườn chưa có đê bao, với tổng chiều dài hơn 7 km. Đến thời điểm này, các công trình đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ cho hơn 4.000 ha vườn cây ăn quả.
Theo Cục Thú y, hiện cả nước còn tám tỉnh có dịch cúm gia cầm, với số gia cầm chết, tiêu hủy lên đến hơn 180 nghìn con. Để ngăn chặn triệt để việc lây lan dịch trên diện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành hữu quan, đề nghị tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm; tạm dừng vận chuyển gia cầm sống từ các tỉnh phía bắc vào phía nam cho đến khi khống chế được đợt dịch cúm gia cầm hiện nay.
Theo Chi cục Thú y Bắc Cạn, dịch lợn tai xanh xuất hiện trên địa bàn tỉnh vào đầu tháng 8 lây lan ra cả huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Cạn, làm hơn 900 con lợn chết và tiêu hủy. Toàn bộ đàn lợn với tổng số gần 45 nghìn con ở thị xã Bắc Cạn và huyện Chợ Mới đã được tiêm vắc-xin. Tỉnh ban hành chính sách tiêu hủy lợn bị bệnh tai xanh với mức 38 nghìn đồng/kg.
Tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện và tiêu hủy hơn 100 nghìn con gia cầm bị bệnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo lực lượng thú y và các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phân bổ một triệu liều vắc-xin, 7.500 lít hóa chất ben-cô-xít và i-ốt cho các địa phương tiêm phòng và tiêu độc khử trùng môi trường, khống chế các ổ dịch.
Năm giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở Tây Nguyên
Tại TP Plây Cu (Gia Lai), trong Hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức. Từ năm 2007 đến 2011, diện tích rừng khu vực này bị mất khoảng 130 nghìn ha, rừng tự nhiên chỉ còn gần 5,5 triệu ha. Các đại biểu thảo luận và kiến nghị năm giải pháp bảo vệ rừng ở khu vực này là: Tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương; quản lý lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp; quản lý khai thác rừng, quản lý các cơ sở chế biến gỗ và nghiên cứu chính sách khôi phục, phát triển lâm nghiệp. Từ năm 2013, tạm dừng kế hoạch khai thác gỗ tự nhiên của 49 lâm trường, công ty lâm nghiệp, chỉ cho phép tiến hành khai thác ở bảy công ty đang thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Theo Nhandan
Ý kiến ()