Hai vấn đề nóng cần giải quyết của các nước châu Mỹ
Diễn ra trong hai ngày 14 và 15/4 tại Colombia, Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) với chủ đề “Kết nối châu Mỹ: Đối tác vì sự thịnh vượng" đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hội nghị đã không thể ra tuyên bố chung do các nước chưa đạt được sự đồng thuận về vấn đề có kết nạp lại Cuba hay không.Mỹ trước sức ép kết nạp lại CubaTrong số rất nhiều chủ đề được đưa ra thảo luận thì việc Cuba không được mời tham dự hội nghị đã trở thành vấn đề nóng, được quan tâm nhất tại hội nghị. Tại đây, Mỹ đã đứng trước áp lực mạnh mẽ của nhiều nước yêu cầu phải mời Cuba tham dự các hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của OAS. Cũng tại đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama không được chào đón nồng nhiệt như những lần hội nghị trước của khu vực.Tổng thống nước chủ nhà Juan Manuel Santos đã cho rằng, cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba là “lỗi thời” và cho rằng việc Cuba tiếp tục vắng mặt...
Diễn ra trong hai ngày 14 và 15/4 tại Colombia, Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) với chủ đề “Kết nối châu Mỹ: Đối tác vì sự thịnh vượng” đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hội nghị đã không thể ra tuyên bố chung do các nước chưa đạt được sự đồng thuận về vấn đề có kết nạp lại Cuba hay không.
Mỹ trước sức ép kết nạp lại Cuba
Trong số rất nhiều chủ đề được đưa ra thảo luận thì việc Cuba không được mời tham dự hội nghị đã trở thành vấn đề nóng, được quan tâm nhất tại hội nghị. Tại đây, Mỹ đã đứng trước áp lực mạnh mẽ của nhiều nước yêu cầu phải mời Cuba tham dự các hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của OAS. Cũng tại đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama không được chào đón nồng nhiệt như những lần hội nghị trước của khu vực.
Tổng thống nước chủ nhà Juan Manuel Santos đã cho rằng, cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba là “lỗi thời” và cho rằng việc Cuba tiếp tục vắng mặt tại hội nghị OAS là điều “không thể chấp nhận được”. Như vậy, với việc Colombia, một đồng minh thân cận của Mỹ tại Mỹ Latinh đã chính thức lên tiếng phản đối cuộc bao vây cấm vận cho thấy sự đồng thuận hoàn toàn của tất cả các nước Mỹ Latinh trong việc ủng hộ Cuba. Tổng thống Santos cũng đã hối thúc OAS thông qua chính sách mới đối với Cuba nhằm chấm dứt thói quen “cô lập, cấm vận và bàng quan” kéo dài hàng thập kỷ qua.
Các nước thành viên OAS cảnh báo rằng, họ sẽ tẩy chay các Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ trong tương lai nếu không có sự hiện diện của Cuba. Lãnh đạo các nước tham dự yêu cầu chính quyền Washington phải nhanh chóng chấm dứt lệnh cấm vận tài chính, thương mại và kinh tế đối với Cuba trong suốt 50 năm qua. Trước những phản ứng quá gay gắt của các nước tham dự, Tổng thống Obam đã buộc phải “lái” sang các vấn đề khác và chưa đưa ra ý kiến cuối cùng về việc để Cuba tham dự các hội nghị lần sau.
Là một trong số các quốc gia sáng lập OAS, song vì các lý do chính trị, Cuba đã bị khai trừ khỏi tổ chức này từ năm 1962. Đến năm 2009, OAS đã bỏ phiếu khôi phục tư cách thành viên của Cuba song La Habana vẫn không thể tham gia OAS khi Mỹ cho rằng Cuba không phải là một nền dân chủ theo Hiến chương OAS.
Ma túy – bài toán khó giải của các nước châu Mỹ
Cuộc chiến chống ma túy từ lâu đã được không chỉ châu Mỹ tích cực đẩy mạnh. Tuy nhiên, vấn nạn ma túy vẫn là một bài toán khó đối với các quốc gia trong khu vực này. Hơn thế, các cuộc chiến giữa những nhóm tội phạm có tổ chức vì tranh giành lãnh địa buôn bán ma túy đã biến châu Mỹ trở thành khu vực bạo lực nhất trên thế giới. Theo các số liệu quốc tế gần đây, cứ trong 100.000 người dân ở Mexico, có 18 người là tội phạm giết người, ở Trung Mỹ là 50 người, Colombia là 34 người và ở Brazil là 24 người.
Mặc dù các nước đã có nhiều nỗ lực nhưng ma túy vẫn trở thành một tệ nạn nhức nhối của châu lục mà không dễ gì giải quyết. Tại hội nghị, Tổng thống Santos đã kêu gọi cần phải bắt đầu thảo luận về những sự lựa chọn khác trong cuộc chiến này. Ông chỉ rõ, hội nghị lần này có thể không giải quyết được vấn đề buôn bán ma túy nhưng có thể sẽ là điểm khởi đầu để các nước thảo luận các biện pháp cần thiết.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Mỹ cũng đã gặp nhau bên lề hội nghị để thảo luận về đề xuất của Guatemala trong việc cân nhắc việc hợp pháp hóa vấn đề tiêu thụ ma túy đường phố. Tuy nhiên, tất cả các nước đều không đạt được đồng thuận chung trong vấn đề này.
Ma túy đã cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng ở Mỹ Latinh, không chỉ bởi những vụ thanh trừng giữa các băng nhóm mà còn do tình trạng bạo lực sau khi sử dụng ma túy trong xã hội ngày càng gia tăng. Từ năm 2000 đến nay, với sự tài trợ của Mỹ, Colombia đã chi cho cuộc chiến chống ma túy mỗi năm 8 tỷ USD song vẫn không thể tiêu diệt được tận gốc các băng đảng ma túy tại nước này.
Tại Mexico, kể từ khi cuộc chiến chống ma túy được bắt đầu từ năm 2006, đã có trên 50.000 người thiệt mạng vì các vụ bạo lực liên quan đến ma túy. Con số thống kê cho thấy, số người chết hàng năm trong các vụ việc liên quan đến ma túy liên tục tăng ở Mexico, từ 2.477 người năm 2007 lên 6.290 người năm 2008, và trong năm 2010, số người thiệt mạng trong cuộc chiến đẫm máu này lên đến 15.273 người. Chính phủ nước này đã phải huy động hàng trăm nghìn binh lính và cảnh sát vũ trang, sử dụng hàng trăm máy bay và tàu thuyền của hải quân vào cuộc chiến này.
Việc không đạt được tuyên bố chung dường như là một kết cục được dự báo trước. Bởi việc không thống nhất về quan điểm sẽ là một rào cản lớn để có thể thực hiện sự “kết nối” ở châu lục nhằm đi đến sự “thịnh vượng” chung như chủ đề mà hội nghị đề ra. Tuy vậy, các nước châu Mỹ kì vọng sẽ sớm đạt được sự đồng thuận, trong đó Cuba được tham dự mọi hội nghị của khu vực, sẽ là chìa khóa để giải quyết khúc mắc, đưa quan điểm các nước đến đến một sự thống nhất chung. Đây cũng sẽ là một động lực lớn để giải quyết vấn đề nóng thứ hai mà hội nghị đã đưa ra – đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy vì hòa bình và an ninh của khu vực.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()