Hải Phòng phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao
Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính của người dân xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng).
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 284,8 ha, vốn đầu tư 1.170,6 tỷ đồng. Hiện, 14 doanh nghiệp đang khảo sát và trình duyệt chủ trương đầu tư, dự kiến sử dụng tổng diện tích đất là 1.815 ha, vốn đầu tư khoảng hơn 8.000 tỷ đồng. Những giải pháp này đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp ở Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của thành phố và bảo đảm an sinh xã hội.
Thời gian tới, Hải Phòng tiếp tục phát huy việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các địa phương sẽ đưa vào sản xuất nhiều giống cây, con có giá trị kinh tế phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu, chú trọng phát triển các loại đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Cùng với đó, thành phố phát triển các ứng dụng tiên tiến vào ngành nghề chế biến, bảo quản sản phẩm theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
* Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường khảo sát, cập nhật thông tin về cung, cầu thị trường lao động, xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo nghề gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực. Tỉnh phối hợp các doanh nghiệp tổ chức đào tạo ngành nghề khác theo đơn đặt hàng. Trong sáu tháng đầu năm, tỉnh đã tổ chức đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cho gần 6.700 người; có 11 doanh nghiệp ký kết biên bản giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả đào tạo, dạy nghề cho lao động ở khu vực nông thôn, tỉnh Quảng Trị xác định tăng cường công tác truyền thông giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành thực hiện tốt công tác phân luồng, thu hút học sinh vừa học nghề vừa học văn hóa; triển khai đa dạng các hình thức đăng ký tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp để học viên có thể tiếp cận dễ dàng. Các sở, ngành phối hợp cùng doanh nghiệp thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động, từ đó tổ chức những hội nghị ký kết đào tạo và cung ứng lao động chất lượng cao. Đối với những đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ không có đất sản xuất ở nông thôn và miền núi, tỉnh sẽ định hướng xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()