Hai Bộ trưởng giải trình về Vinashin và bô-xit
Sáng nay (2/11), hai Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng đã phát biểu tại Hội trường, để cung cấp thêm cho các đại biểu về những thông tin quá trình điều hành của chính phủ về chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; các giải pháp đảm bảo an toàn cho việc khai thác bô-xit ở Tây Nguyên.Vụ Vinashin: Không thể đổ lỗi do cơ chế?Sáng nay, sau khi nhiều đại biểu nêu ý kiến về vụ việc Vinashin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã làm rõ nhiều nội dung như trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các Bộ quản lý chuyên ngành, trách nhiệm của Hội đồng quản trị của Vinashin. Ông Ninh nêu rõ, ngay từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tập đoàn rà soát hạng mục đầu tư, danh mục sử dụng vốn trái phiếu quốc tế, yêu cầu đầu tư có trọng điểm, thực hiện nghiêm túc, rà soát điều chỉnh chiến lược đầu tư. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên...
Sáng nay (2/11), hai Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng đã phát biểu tại Hội trường, để cung cấp thêm cho các đại biểu về những thông tin quá trình điều hành của chính phủ về chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; các giải pháp đảm bảo an toàn cho việc khai thác bô-xit ở Tây Nguyên.
Vụ Vinashin: Không thể đổ lỗi do cơ chế?
Sáng nay, sau khi nhiều đại biểu nêu ý kiến về vụ việc Vinashin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã làm rõ nhiều nội dung như trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các Bộ quản lý chuyên ngành, trách nhiệm của Hội đồng quản trị của Vinashin.
Ông Ninh nêu rõ, ngay từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tập đoàn rà soát hạng mục đầu tư, danh mục sử dụng vốn trái phiếu quốc tế, yêu cầu đầu tư có trọng điểm, thực hiện nghiêm túc, rà soát điều chỉnh chiến lược đầu tư. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Vinashin tiếp tục rơi vào khó khăn. Đến nay Chính phủ thành lập tổ tái cơ cấu, rà soát dự án và cắt giảm từ 104 còn 40 dự và nay còn 13 dự án.
Trước dư luận về số nợ của Vinashin hơn 86 nghìn tỷ đồng hiện nay đã mất, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói: “Khi kiểm tra thì thấy số tiền vay này nằm trong các tài sản của các dự án. Có cái đầu tư có hiệu quả, có cái đầu tư chưa có hiệu quả hoặc không hiệu quả thì còn phải cho kiểm tra lại.”
Tuy nhiên, chưa bằng lòng với cách giải thích của Bộ Tài chính, Bộ GTVT và Thanh tra Chính phủ , đại biểu Trần Du Lịch tiếp tục mổ xẻ nguyên nhân của sự kém hiệu quả, nợ đọng ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ông Trần Du Lịch nói: “Tôi cho rằng không chỉ là vấn đề lổ hổng cơ chế mà có vấn đề bố trí và sử dụng con người”.
Đồng quan điểm với đại biểu Trần Du Lịch, đại biểu Bạch Mai (đoàn Tây Ninh) thẳng thắn nhìn nhận: “Tổng thanh tra chính phủ có nói nguyên nhân một phần do cơ chế, một phần do trách nhiệm Chính phủ. Nhưng cơ chế do ai đặt ra? Chúng ta đặt ra, thì chúng ta phải sửa nếu không muốn có Vinashin tiếp theo”.
Đã có phương án xử lý nếu vỡ hồ bùn đỏ
Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã được Quốc hội đề nghị giải đáp và làm rõ thêm về vấn đề môi trường tại Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định hiện nay các dự án này đã được thẩm định đánh giá tác động môi trường, có 18 nhà khoa học trong Hội đồng thẩm định. Nhiều cán bộ tham gia dự án này đã được đi Ôtrâylia, Braxin, Trung Quốc để học tập kinh nghiệm, lấy tiêu chí của khu vực khai thác này mang về thẩm định ở Việt
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay, theo nghiên cứu, hồ bùn đỏ có thể vỡ, nhưng ông Nguyên cũng cho biết, tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ chia thành tám hồ nhỏ để chứa bùn. Nếu hồ một bị vỡ thì hồ hai sẽ hứng bùn, sau đó khi khô bùn, sẽ tiến hành trồng cây… Trong trường hợp hồ cuối cùng bị vỡ, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên trả lời rằng, đã đề nghị TKV dành 50 hecta đất trống để chứa bùn.
Một lần nữa ông Nguyên khẳng định, các giải pháp chống tràn, vỡ hồ chứa bùn đỏ và việc xây dựng hồ chứa được Bộ Tài Nguyên và Môi trường thẩm định, đánh giá rất kỹ và giám sát đến lúc thi công xong. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng thành lập một phòng cung cấp tài liệu và luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị những ý kiến đóng góp cho dự án khai thác Bô xít.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()