Hà Tĩnh: Làm mới 595 km đường giao thông nông thôn
Người dân xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, chung sức làm đường bê-tông nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Nhật cho biết, năm 2011, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 1,67 triệu ngày công làm mới 595 km đường giao thông nông thôn bằng nhựa và bê-tông xi-măng, đạt gần 200% kế hoạch được giao và bằng 195% so với năm 2010.Các địa phương đều tập trung ưu tiên về chỉ tiêu chất lượng, đảm bảo chiều rộng mặt đường (từ 3-4 mét), chiều dày (trên 20 cm) cùng kết cấu nền đường phù hợp với quy định của nông thôn mới; hầu hết ưu tiên làm đường giao thông nông thôn (GTNT) bằng bê-tông với kết quả làm được 508,9/595 km; Tuy kinh phí làm đường bê-tông cao hơn làm đường nhựa, nhưng người dân chủ động được kỹ thuật, chất lượng, đặc biệt đường bê-tông chụi được lũ lụt tốt. Ngoài đường GTNT mặt nhựa và bê-tông xi-măng, các địa phương còn nỗ lực làm đường cấp phối; đồng thời, xây dựng mới 45 cầu các loại, sửa chữa và làm mới 2.182 mét cống thoát nước và sửa chữa nhiều km đường...
Người dân xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên, chung sức làm đường bê-tông nông thôn. |
Các địa phương đều tập trung ưu tiên về chỉ tiêu chất lượng, đảm bảo chiều rộng mặt đường (từ 3-4 mét), chiều dày (trên 20 cm) cùng kết cấu nền đường phù hợp với quy định của nông thôn mới; hầu hết ưu tiên làm đường giao thông nông thôn (GTNT) bằng bê-tông với kết quả làm được 508,9/595 km; Tuy kinh phí làm đường bê-tông cao hơn làm đường nhựa, nhưng người dân chủ động được kỹ thuật, chất lượng, đặc biệt đường bê-tông chụi được lũ lụt tốt. Ngoài đường GTNT mặt nhựa và bê-tông xi-măng, các địa phương còn nỗ lực làm đường cấp phối; đồng thời, xây dựng mới 45 cầu các loại, sửa chữa và làm mới 2.182 mét cống thoát nước và sửa chữa nhiều km đường liên thôn, liên xã bị xuống cấp khác.
Đường GTNT làm đến đâu người dân tự giác hiến đất, giải phóng mặt bằng để làm đường đúng theo quy chuẩn;
Toàn tỉnh đã huy động khoảng 638,5 tỷ đồng cho GTNT, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30,6 tỷ đồng; ngân sách xã và các huyện thị gần 73 tỷ đồng; các dự án lồng ghép 370,75 tỷ đồng; người dân đóng góp 164,2 tỷ đồng.
Dẫn đầu phong trào làm GTNT của Hà Tĩnh là huyện Can Lộc hoàn thành 161 km trong 100 ngày đầu ra quân làm GTNT, tiếp theo là Thạch Hà 96 km, Kỳ Anh 80 km, Đức Thọ 75 km. Đặc biệt, các huyện miền núi cũng nỗ lực vượt khó phát động phong trào làm GTNT như Hương Sơn hoàn thành 77 km, Hương Khê 68 km.
Ông Nhật cho biết thêm, phát huy kết quả đã đạt được, năm 2012, mỗi địa phương (huyện, thị, thành) phấn đấu làm mới từ 20-40 km đường GTNT; đầu tư đúng cấp hạng, trọng tải tối thiểu đạt tiêu chuẩn H13 (đường trục xã, liên xã…). Chú trọng công tác đắp lề đường đường, mở rộng hành lang giao thông và công tác duy tu bảo dưỡng đường GTNT…
Theo Nhandan
Ý kiến ()