Hà Nội thực hiện năm nhóm giải pháp khắc phục hạn chế về công tác xây dựng Ðảng
* Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ các tỉnh ủy: Hải Dương, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang kiểm điểm, tự phê bình và phê bình Sau mười ngày làm việc, ngày 13-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết thúc hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.Thông báo sơ bộ kết quả làm việc, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho biết: Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tiến hành kiểm điểm tập thể và 16 cá nhân trong Ban Thường vụ với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương. Trong quá trình kiểm điểm, bên cạnh việc ghi nhận những thành tích tập thể, đóng góp của các cá nhân, Ban Thường vụ đã dành nhiều thời gian tập trung đi sâu vào việc đánh giá, góp ý kiến, tự phê bình và phê bình những ưu, khuyết điểm của các cá nhân....
* Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ các tỉnh ủy: Hải Dương, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang kiểm điểm, tự phê bình và phê bình
Sau mười ngày làm việc, ngày 13-9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết thúc hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Thông báo sơ bộ kết quả làm việc, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho biết: Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tiến hành kiểm điểm tập thể và 16 cá nhân trong Ban Thường vụ với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, đúng quy trình hướng dẫn của Trung ương. Trong quá trình kiểm điểm, bên cạnh việc ghi nhận những thành tích tập thể, đóng góp của các cá nhân, Ban Thường vụ đã dành nhiều thời gian tập trung đi sâu vào việc đánh giá, góp ý kiến, tự phê bình và phê bình những ưu, khuyết điểm của các cá nhân. Kiểm điểm, tự phê bình của các cá nhân cụ thể, sâu sắc. Những ý kiến góp ý thẳng thắn, tâm huyết; không có hiện tượng lợi dụng diễn đàn để ca ngợi hoặc bôi nhọ cá nhân, xuyên tạc thành tích của tập thể… Qua đó, hội nghị đã làm rõ được những nguyên nhân chủ quan của các mặt còn yếu kém và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong lĩnh vực công tác.
Nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất sẽ tập trung thực hiện đồng bộ năm nhóm giải pháp, gồm: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng; triển khai mạnh các giải pháp xây dựng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên; đẩy mạnh công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng và các cơ quan chính quyền, đoàn thể. Bên cạnh đó, Thành ủy còn đẩy mạnh các biện pháp cải cách hành chính; tăng cường thanh tra công vụ và công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ở các cấp, ngành, đơn vị; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo các ngành, các cấp do cấp ủy và HĐND bầu. Về trách nhiệm cá nhân, các đồng chí trong Ban Thường vụ cần nêu gương về tinh thần tự phê bình và phê bình; về rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống; về phong cách tiên phong trong lĩnh vực công tác; tích cực sửa chữa những mặt yếu kém và tiếp tục cầu thị tiếp thu những ý kiến phê bình, góp ý.
Sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tổ chức hội nghị thông báo kết quả bước đầu kiểm điểm tự phê bình và phê bình cho các cán bộ chủ chốt của thành phố, để đảng viên của toàn Đảng bộ nắm vững tinh thần, nâng cao trách nhiệm, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình ở các cấp cơ sở.
Từ ngày 11 đến 13-9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội dự. Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, đồng chí Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương cần nhận thức sâu sắc về đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt này. Trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình tập thể và cá nhân trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công tâm, khách quan, trung thực, đạt kết quả cao, lấy đó làm gương cho các tổ chức đảng cấp dưới noi theo. Trong đó, tập trung làm rõ những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời đề ra các giải pháp để khắc phục, sửa chữa. Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trên tinh thần tự giác, trung thực, nghiêm khắc với bản thân, mang tính xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ, tránh qua loa, đại khái, những khuyết điểm gì đã rõ phải khắc phục ngay, những vấn đề gì còn khúc mắc cần tiếp tục làm rõ và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Trong quá trình kiểm điểm, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã phát huy dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập trung ba vấn đề cấp bách đã nêu trong nghị quyết; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, yếu kém của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời…
Từ ngày 11 đến 13-9, tại Hà Nội, Ban Cán sự đảng Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Cán sự Đảng, dưới sự điều hành của đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng.
Hội nghị đã có 53 lượt ý kiến phát biểu tham gia góp ý với 10 đồng chí trong Ban Cán sự Đảng, tập trung vào ba vấn đề cấp bách đã nêu trong Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; đồng thời cũng chỉ ra được những nguyên nhân, giải pháp khắc phục các yếu kém, khuyết điểm trong thời gian qua và đề ra phương hướng trong thời gian tới. Các đồng chí trong Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ đã có nhận thức sâu sắc về ưu, khuyết điểm của mình, tiếp thu các ý kiến tham gia đóng góp và bổ sung phương hướng, giải pháp khắc phục gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị mình phụ trách trong thời gian tới.
Trước đó, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể Ban Cán sự Đảng. Hội nghị đã thẳng thắn phân tích những ưu điểm, thành tích đã đạt được, đồng thời chỉ ra những thiếu sót khuyết điểm trong hoạt động của Ban Cán sự Đảng nhiệm kỳ vừa qua; tập trung thảo luận những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Ban Thường vụ các Tỉnh ủy: Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang đã tổ chức hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu nêu lên những khuyết điểm, hạn chế như: Công tác quán triệt, học tập tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh, chất lượng chưa cao; công tác đánh giá cán bộ còn nể nang, hình thức, không phản ánh đúng thực trạng năng lực cán bộ, dẫn đến đề bạt, sử dụng một số cán bộ không đúng người, đúng việc, phải điều chuyển sang vị trí khác và quy hoạch cán bộ chưa bảo đảm tuổi theo các chức danh; chưa gắn quy hoạch với luân chuyển, đào tạo cán bộ; thực hiện chức trách, nhiệm vụ của một số người đứng đầu cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa nghiêm; mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa rõ; trong đầu tư xây dựng cơ bản còn một số vấn đề chậm chỉ đạo, giải quyết…
Sau khi xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu đưa ra tám giải pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế; đồng thời xác định 15 vấn đề cần tập trung giải quyết sau kiểm điểm; giao Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì phối hợp Thanh tra tỉnh rà soát việc thực hiện công khai kê khai tài sản, thu nhập của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hoàn thành trong tháng 9-2012 và thông báo kết luận kiểm tra, giám sát trong tháng 10-2012. Kiểm điểm đã làm rõ những hạn chế yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, bố trí và quản lý cán bộ đã để tình trạng một số trường hợp bố trí cán bộ không đúng, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, lãnh đạo quản lý và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, địa phương.
Trong kiểm điểm, tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang tập trung làm rõ những hạn chế khuyết điểm từng cá nhân một cách sâu sắc và được góp ý nghiêm túc, thẳng thắn. Một số đồng chí đã nhận thấy hạn chế, khuyết điểm của mình liên quan đến gia đình, cơ quan, đơn vị và đề ra giải pháp khắc phục. Cá biệt có đồng chí hứa sửa chữa ngay trong hội nghị kiểm điểm lần này…
Chiều 13-9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo thông tin về kết quả hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.
Ngoài những ưu điểm, hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của tập thể, cá nhân Ban Thường vụ theo ba vấn đề cấp bách đã nêu trong nghị quyết. Đó là: Chất lượng nghiên cứu, quán triệt một số nghị quyết, chỉ thị chưa cao, tiến độ triển khai còn chậm, cách thức tổ chức chưa thật sự đổi mới; một số chương trình hành động còn chung chung, thiếu tính khả thi; chưa chủ động xây dựng những quy định riêng và đề ra các biện pháp phù hợp để ngăn chặn, đấu tranh mạnh mẽ với những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; kết quả của một số cuộc kiểm tra, giám sát chất lượng chưa cao; vẫn còn đảng viên vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm; xảy ra tình trạng hẫng hụt cán bộ lãnh đạo quản lý ở một số địa phương, đơn vị, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số chậm được khắc phục; việc thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách có lúc, có việc trí tuệ tập thể chưa được phát huy cao; tổ chức hội họp còn nhiều, ban hành một số nghị quyết, chỉ thị còn trùng lắp, chưa chỉ rõ trách nhiệm cá nhân đối với một số hạn chế, yếu kém kéo dài…
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đề ra năm việc cần làm ngay sau hội nghị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy rà soát đội ngũ cán bộ quản lý cấp tỉnh đối với các chức danh không hoàn thành nhiệm vụ, quan liêu, đặc lợi, đặc quyền… xây dựng phương án luân chuyển, thay thế; giao Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy điều tra làm rõ những biểu hiện lệch lạc của một số đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đạo đức, lối sống, giàu lên một cách bất thường, nhanh chóng… mà dư luận quần chúng quan tâm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()