Hà Nội thu hồi đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích để xây dựng trường học
Ngày 28-9, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý III-2011 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về tình hình đầu tư xây dựng các trường mầm non và trường phổ thông các cấp trên địa bàn. Các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố, chủ trì hội nghị.Trong những năm qua, TP Hà Nội đã quan tâm và tập trung đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng hệ thống trường mầm non và phổ thông các cấp, bảo đảm đủ chỗ học cho 100% số học sinh trong độ tuổi đi học. Trong giai đoạn 2005-2011, ngân sách thành phố đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm từ 20% đến 24% tổng chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. Thành phố đã cơ bản xóa xong 5.523 phòng học tạm, phòng học cấp bốn, xây mới 1.009 phòng học, với tổng kinh phí 2.448 tỷ đồng... Tính đến nay, toàn thành phố có 2.311 trường học các cấp, trong đó...
Trong những năm qua, TP Hà Nội đã quan tâm và tập trung đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng hệ thống trường mầm non và phổ thông các cấp, bảo đảm đủ chỗ học cho 100% số học sinh trong độ tuổi đi học. Trong giai đoạn 2005-2011, ngânsách thành phố đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo chiếm từ 20% đến 24% tổng chi ngânsách đầu tư xây dựng cơ bản. Thành phố đã cơ bản xóa xong 5.523 phòng học tạm, phòng học cấp bốn, xây mới 1.009 phòng học, với tổng kinh phí 2.448 tỷ đồng… Tính đến nay, toàn thành phố có 2.311 trường học các cấp, trong đó có 604 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 26,25%.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn thành phố còn có một số hạn chế, gây bức xúc cho người dân Thủ đô. Trên địa bàn các quận nội thành còn nhiều phường thiếu trường công lập, trong đó sáu phường chưa có trường mầm non, 12 phường chưa có trường tiểu học, 28 phường chưa có trường THCS. Một số trường tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ có tỷ lệ số lớp/trường và số học sinh/lớp cao hơn so quy định, gây tình trạng quá tải, ảnh hưởng chất lượng giáo dục. Việc đầu tư xây dựng các trường học trong các khu đô thị mới chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Nhiều khu đô thị đã đưa vào sử dụng, nhưng chưa xây dựng trường học…
Nguyên nhân của tình trạng này là do không có quỹ đất trống để xây dựng trường. Các quận chưa chủ động, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong giải quyết để việc rà soát quỹ đất, đề xuất cơ chế, giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp để đầu tư xây dựng. Sự phối hợp, kiểm tra, đôn đốc triển khai của các sở, ngành chức năng chưa quyết liệt….
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo rà soát mạng lưới trường học trên địa bàn; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể mạng lưới trường học, trình HĐND thành phố thông qua. UBND các quận, huyện còn thiếu các trường học phải bằng mọi giải pháp tạo quỹ đất đầu tư xây dựng trường học. Thu hồi những khu đất để hoang hóa, những khu đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân mà chậm sử dụng, sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng không hiệu quả, đất của các cơ sở di chuyển ra ngoại thành, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để ưu tiên xây dựng trường học. Kiểm soát việc đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, nhất là tại mười khu đô thị đã hoàn thành và các khu đô thị đang triển khai xây dựng. Nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học các trường ngoài công lập, giảm tải cho các trường công lập. Cân đối lại nguồn vốn, tập trung bố trí vào những nơi còn thiếu; tổ chức thực hiện quyết liệt những nơi đã bố trí vốn…
Phát biểu ý kiến kết luận tại hội nghị, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nhấn mạnh, tình trạng thiếu trường mầm non, trường mẫu giáo là một trong những vấn đề cấp bách, bức xúc và quan trọng đối với người dân Thủ đô. Đồng chí yêu cầu các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành thành phố tập trung mọi nguồn lực, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thực hiện nghiêm túc các giải pháp đồng bộ nêu trên, phấn đấu đạt mục tiêu hoàn thành xây dựng các trường mầm non, trường tiểu học và THCS công lập còn thiếu trong năm 2012 và năm 2013, đến năm 2015, từ 50% đến 55% số trường học trên địa bàn Hà Nội đạt trường chuẩn quốc gia.
Theo Nhandan
Ý kiến ()