Hà Nội quyết dẹp nhà siêu mỏng, siêu méo
Đó chính là cam kết mà Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình và Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cùng đưa ra trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 22 HĐND TP sáng 9-12.Thiếu sự đồng thuận của dân, do đâu?Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết, hiện nay dù đã có chủ trương, triển khai mở đường trong các khu đô thị lõi song kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ nguồn lực đầu tư giải phóng mặt bằng vì chủ yếu trông vào ngân sách của TP; không lựa chọn được các nhà đầu tư đủ mạnh, đủ lớn; việc thu hồi đất ở, đất kinh doanh rất phức tạp, đặc biệt là khung giá đất đền bù cho người dân nhiều lúc, nhiều nơi chưa sát giá thị trường. Điều quan trọng đó là chưa đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp với chính quyền trong giải phóng mặt bằng (GPMB).Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, UBND TP cần tiếp tục chỉ đạo việc mở...
Đó chính là cam kết mà Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình và Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cùng đưa ra trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 22 HĐND TP sáng 9-12.
Thiếu sự đồng thuận của dân, do đâu?
Ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc cho biết, hiện nay dù đã có chủ trương, triển khai mở đường trong các khu đô thị lõi song kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là không đủ nguồn lực đầu tư giải phóng mặt bằng vì chủ yếu trông vào ngân sách của TP; không lựa chọn được các nhà đầu tư đủ mạnh, đủ lớn; việc thu hồi đất ở, đất kinh doanh rất phức tạp, đặc biệt là khung giá đất đền bù cho người dân nhiều lúc, nhiều nơi chưa sát giá thị trường. Điều quan trọng đó là chưa đạt được sự đồng thuận của người dân trong việc phối hợp với chính quyền trong giải phóng mặt bằng (GPMB).
Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, UBND TP cần tiếp tục chỉ đạo việc mở đường với việc quy hoạch hai bên tuyến đường đó, ban hành quy định quản lý kiến trúc, những ô đất nhỏ lẻ, siêu mỏng, siêu méo cần sử dụng ngân sách để giải tỏa thu hồi dùng vào mục đích công cộng như bến xe bus, điểm bán bảo, khu vực trồng khu cây xanh…
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc nhấn mạnh nhiều đến sự đồng thuận của dân trong việc GPMB, vậy cần đặt ra câu hỏi vì sao dân lại không đồng thuận, hay thực tế khác với các bản báo cáo. Đại biểu Vũ Đức Tân cho rằng, muốn dân đồng thuận thì chính quyền phải đảm bảo lời hứa của mình, người dân phải tuân thủ pháp luật. Nhưng có chỗ người dân “nhường” cả chính quyền nhưng khi thoả thuận lại, TP cũng có những việc làm chưa đúng. Thí dụ như đường vành đai ba, 15 hộ dân vẫn chưa được giải quyết chế độ đền bù. Hay như Khu Công nghiệp Hòa Lạc, triển khai được 12 năm, 58% đất được GPMB. Khu Công nghiệp được quy hoạch diện tích rất rộng song chưa thấy đền bù cho dân.
Theo đại biểu Nguyễn Hoài Nam “ với tình hình thực trạng trên, những nguyên nhân mà Sở đưa ra là không thuyết phục. Và hệ quả của những vướng mắc trong việc xử lý GPMB đó là “chúng ta đã trả giá những con đường rất đắt nhưng cuối cùng chỉ lại chỉ nhận được bộ mặt đô thị xấu, một tuyến dường có nhiều nhà siêu mỏng, méo, điển hình đó là tuyến đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa. Và rõ ràng chế độ đền bù cho dân là như nhau nhưng thực tế mỗi nơi mỗi khác, vậy làm sao tạo sự đồng thuận cho dân trong GPMB?
Thiếu chế tài hay văn bản chủ yếu bỏ “ống”?
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Văn Hải khẳng định, ngay từ năm 2008 UBND TP đã có nhiều cuộc họp về việc xử lý các nhà siêu mỏng, siêu méo bằng việc thống kê, kiểm tra, đề xuất các phương pháp xử lý, một số đơn vị đã giảm tải được tình trạng này như quận Long Biên song đến nay chúng ta vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Riêng đối với tuyến đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa, chúng ta mong muốn và triển khai tốt, nhưng để có sự đồng thuận của người dân trong GPMB là khó khăn. Đây là tuyến đường duy nhất xảy ra như vậy. Thêm vào đó, việc GPMB, quy hoạch các tuyến đường đang thiếu căn cứ pháp lý, hiện việc thực thi chủ yếu dựa vào lý thuyết, các quyết định của UBND và đây không phải là công cụ bắt buộc thực hiện đối với người dân. Ông Hải cũng cho rằng, cần có văn bản mang tính chế tài bắt buộc thực hiện để công tác quy hoạch được diễn ra thuận lợi hơn.
Phản đối quan điểm này, đại biểu Trần Trọng Hanh bức xúc, nếu Sở nói thiếu văn bản là không đúng vì văn bản đã có từ lâu. Nhiều văn bản của UBND ban hành rồi nhưng không đưa vào cuộc sống mà vẫn chỉ nằm trong “ống”. Sở không cần phải chờ đợi gì cả, nếu có sáng kiến gì thì có thể tư vấn cho UBND, chắc chắn UBNND sẽ giải quyết để triển khai trên thực tế. Việc thiết kế và quy hoạch chi tiết là vấn đề mang tính chuyên môn, nếu không làm được là do lỗi của những người được giao trọng trách chứ không thể đổ lỗi.
Một số đại biểu có ý kiến rằng nếu việc công khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, minh bạch trong công tác đền bù GPMB thì chắc sẽ không có chuyện người dân không đồng thuận. Song UBND TP cẩn thể hiện rõ là bao giờ giải quyết triệt để nhà siêu mỏng, siêu méo, và giải quyết bằng cách thức nào chứ không thể chỉ nói chung chung. Đại biểu Bùi Thị An nói : “ có nơi người dân còn bảo, nếu cứ chí phèo thì lại dễ được đền bù, hiền lành thì cứ còn chờ vậy thôi”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()