Hà Nội phấn đấu trở thành trung tâm thương mại lớn, hiện đại
Với đa số phiếu tán thành, sáng 5/4, kỳ họp thứ 4 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV đã thảo luận, thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêuđể Hà Nội trở thành trung tâm thương mại lớn, hiện đại, của vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, cả nước và khu vực. Cụ thể, về phát triển xuất khẩu, Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội ) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố; tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám, giá trị gia tăng cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 14 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 13 - 14%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng hóa...
Với đa số phiếu tán thành, sáng 5/4, kỳ họp thứ 4 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV đã thảo luận, thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu để Hà Nội trở thành trung tâm thương mại lớn, hiện đại, của vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng, cả nước và khu vực.
Cụ thể, về phát triển xuất khẩu, Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GRDP ( Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội )và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố; tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám, giá trị gia tăng cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 14 – 15%/năm giai đoạn 2011 – 2015, đạt 13 – 14%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng tỷ trọng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu. Đến năm 2020, sản phẩm chế biến chiếm 65%, dịch vụ chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố.
Về mục tiêu nhập khẩu, từng bước giảm dần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá; chuyển dịch nhanh cơ cấu mặt hàng nhập khẩu theo hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, vật tư. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 11 – 13%/năm giai đoạn 2011 – 2015, đạt 10 – 12%/năm giai đoạn 2016 – 2020.
Mục tiêu phát triển thương mại nội địa, xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.
Về định hướng phát triển ngành thương mại, ở lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, Hà Nội sẽ thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và có giá trị gia tăng cao, tăng tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ, khuyến khích và đẩy mạnh thu hút đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế mặt hàng nhập khẩu; duy trì tốc độ tăng trưởng nhóm sản phẩm có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng kim ngạch lớn; đẩy mạnh khai thác các thị trường mới có tiềm năng; tạo điều kiện phát triển xuất khẩu dịch vụ nhất là loại hình dịch vụ có trình độ cao, chất lượng cao. Mục tiêu đến năm 2020 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau: Hàng nông sản đạt 2,2 tỷ USD; hàng dệt may đạt 3 tỷ USD; hàng điện tử, tin học và viễn thông đạt 7,5 tỷ USD.
Bên cạnh đó, khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển; hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, nhập khẩu hàng xa xỉ; có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu; ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ nước ngoài để bảo vệ hàng sản xuất trong nước.
Về định hướng quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm, đến năm 2020, Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng 2 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực: khu đô thị (KĐT) Long Biên – Gia Lâm, KĐT Mê Linh với diện tích từ 20 – 30ha/chợ; phát triển 2 trung tâm bán buôn cấp vùng tại các khu vực: KĐT Long Biên – Gia Lâm, Hòa Lạc với diện tích 20ha/dự án; phát triển 1 trung tâm tài chính, ngân hàng tín dụng tại khu đô thị Tây Hồ Tây với diện tích từ 10 – 15ha; 1 trung tâm thương mại cấp vùng tại khu đô thị Long Biên – Gia Lâm với diện tích từ 20 – 30ha; 1 trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế tại khu đô thị Mỹ Đình – huyện Từ Liêm với diện tích 50ha; 1 trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng tại quận Hà Đông với diện tích từ 20 – 30ha; phát triển 2 trung tâm thương mại tổng hợp cấp Thành phố tại phường Thượng Đình – quận Thanh Xuân và phường Vĩnh Tuy – quận Hoàng Mai với diện tích từ 10 – 15ha/dự án.
Tầm nhìn đến năm 2030, thành phố tiếp tục đầu tư xây 3 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng tại các khu vực: ĐT Phú Xuyên, huyện Quốc Oai, thị xã Sơn Tây với diện tích từ 20 – 30ha/chợ; phát triển 6 trung tâm bán buôn cấp vùng tại các khu vực: Thị trấn Chúc Sơn – huyện Chương Mỹ, ĐT Phú Xuyên, huyện Sóc Sơn, huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, thị xã Sơn Tây với diện tích 20ha/dự án…
Tổng mức đầu tư đến năm 2030 là 521.187 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 là 55.430 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 105.975 tỷ đồng, giai đoạn 2021 – 2030: 359.782 tỷ đồng.
Để thực hiện được quy hoạch, Thành phố có chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại, thu hút vốn, bố trí quỹ đất, phát triển nguồn nhân lực, đ ổi mới và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động của ngành thương mại . Cụ thể, Thành phố đ ầu tư cho những khu công nghiệp sản xuất chế biến tạo nguồn hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Chú trọng đầu tư cho các vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các sản phẩm chủ lực, các dự án sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Giải quyết các khó khăn về vốn, đất đai, cải cách thủ tục để tăng cường năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại. Xây dựng các cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước có kinh nghiệm về quản lý thương mại vào phát triển ngành thương mại.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()