Hà Nội đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP 12%
Ngày 7-12, HĐND thành phố Hà Nội khóa 13 khai mạc kỳ họp thứ 22 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2010, bàn phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; phân bổ nhiệm vụ thu, mức chi ngân sách thành phố giai đoạn 2011 - 2015; đánh giá công tác tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kỳ họp này cũng dự kiến thông qua một số nghị quyết chuyên đề về khung giá đất; mức thu phí, lệ phí; quy hoạch phát triển điện lực thành phố; chế độ đối với lực lượng công an xã... Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tới dự và phát biểu ý kiến.Theo báo cáo của UBND thành phố, năm 2010, mức tăng trưởng GDP của thành phố ước đạt 11%, vượt chỉ tiêu HĐND đề ra. Huy động vốn đầu tư xã hội đạt hơn 175 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so năm 2009 và bằng khoảng 70% GDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng 20,8%, cao...
Ngày 7-12, HĐND thành phố Hà Nội khóa 13 khai mạc kỳ họp thứ 22 để xem xét tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2010, bàn phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011; phân bổ nhiệm vụ thu, mức chi ngân sách thành phố giai đoạn 2011 – 2015; đánh giá công tác tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Kỳ họp này cũng dự kiến thông qua một số nghị quyết chuyên đề về khung giá đất; mức thu phí, lệ phí; quy hoạch phát triển điện lực thành phố; chế độ đối với lực lượng công an xã… Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội tới dự và phát biểu ý kiến.
Theo báo cáo của UBND thành phố, năm 2010, mức tăng trưởng GDP của thành phố ước đạt 11%, vượt chỉ tiêu HĐND đề ra. Huy động vốn đầu tư xã hội đạt hơn 175 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so năm 2009 và bằng khoảng 70% GDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng 20,8%, cao hơn bốn lần so kế hoạch. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 100 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so dự toán Chính phủ giao và tăng 34,6% so thực hiện năm 2009… Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 10,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 37 triệu đồng (tương đương khoảng 1.950 USD). Có 22.500 hộ được hỗ trợ thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm dự kiến còn 4,5%… An sinh xã hội được bảo đảm tốt. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức thành công, để lại ấn tượng sâu sắc. Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng, quản lý đô thị, cải thiện môi trường được tăng cường. Đầu tư phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn được chú trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội duy trì ổn định. Hoạt động đối ngoại thu được kết quả quan trọng, góp phần tích cực nâng cao vị thế của Thủ đô… Kết quả trên đây đã góp phần hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch năm năm 2006 – 2010, tạo điều kiện thuận lợi để Thủ đô phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Với đà tăng trưởng đó, thành phố đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm 2011: Tốc độ tăng trưởng GDP là 12% và phấn đấu đạt mức cao hơn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 14%. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 19 đến 20%. Thu ngân sách trên địa bàn tăng 5% so dự toán Chính phủ giao…
Phát biểu ý kiến tại kỳ họp, đồng chí Phạm Quang Nghị khẳng định, năm 2010 Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là trong khuôn khổ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều công trình có ý nghĩa được hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiều vấn đề dân sinh bức xúc đã được giải quyết. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, yếu kém: Kinh tế – xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và hạ tầng còn chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Cải cách hành chính chuyển biến chậm…
Năm 2011, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XI của Đảng; thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Đẩy nhanh quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Thăng Long – Hà Nội. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính với những bước đi cụ thể, quyết liệt và hiệu quả hơn, đúng với vị trí, vai trò là khâu đột phá, nhằm khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển. HĐND thành phố cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng bảo đảm thiết thực, hiệu quả, sát thực tiễn và sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao chất lượng hoạt động tại kỳ họp, chất lượng ban hành nghị quyết, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri…
* Kỳ họp lần thứ 19 Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hồ Chí Minh khóa VII khai mạc sáng 7-12. Các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng QH; Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, dự.
Tại kỳ họp này, HĐND TP Hồ Chí Minh xem xét thảo luận, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2010; phương hướng, nhiệm vụ năm 2011; tập trung làm rõ những hạn chế, yếu kém, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đưa việc 'Thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị' trở thành ý thức và việc làm thường xuyên; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng có hiệu quả cùng với việc tăng cường quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, xây dựng, và nhiều vấn đề văn hóa, xã hội.
Năm 2010, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện có kết quả kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 11,5% so năm 2009 (cùng kỳ tăng 8,7%); tổng vốn đầu tư đạt 172.889 tỷ, tăng 20,1%; đầu tư nước ngoài tăng gấp hai lần, đạt 2,7 tỷ USD. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố ước đạt 3,1 triệu lượt, tăng 20% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách đạt 158.870 tỷ, tăng 20,69% so cùng kỳ. An sinh xã hội tiếp tục được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững. Những kết quả đạt được đã tạo cơ sở hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2010 – năm cuối của kế hoạch năm năm (2006 – 2010), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng bộ thành phố.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với khả năng, nguồn lực của thành phố. Kinh tế phát triển chưa bền vững, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, tỷ lệ xử lý nước thải y tế và tỷ lệ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Công tác cải cách hành chính và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả chưa cao. Các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, sụt lún trên một số tuyến đường… chưa được xử lý tốt. Công tác quy hoạch, quản lý xây dựng, chỉnh trang đô thị còn những hạn chế nhất định. An ninh, trật tự còn diễn biến phức tạp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
* Sáng 7-12, HĐND TP Hải Phòng khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ 19, với việc bàn các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2011. Trong đó tập trung điều chỉnh cơ cấu kinh tế, mà trọng tâm là tái cấu trúc ngành công nghiệp để nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả và phát triển bền vững.
Năm 2011, Hải Phòng phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu: tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 12% trở lên so năm 2010; chỉ số phát triển công nghiệp tăng 11 đến 12%; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2.267 triệu USD, tăng 16 đến 17%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt hơn 35 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 8,8%; sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 38 triệu tấn, tăng 8,0%; thu hút khoảng 4,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,14% so năm 2010,…
TP Hải Phòng chủ trương cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển; tranh thủ và thu hút mọi nguồn lực đầu tư nhằm tăng tốc phát triển, gắn với chủ động kiềm chế lạm phát nhằm đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế thành phố. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại và đồng bộ, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm; đẩy mạnh phát triển đô thị gắn với tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị… Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, từng bước nâng cao tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Phát triển công nghiệp, nông-lâm-thủy sản, kinh tế biển để tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị. Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động văn hóa – xã hội, tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Theo Nhandan
Ý kiến ()