Hà Nội đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị
Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội). Ảnh: TRẦN THANH * Tiền Giang gắn quy hoạch với luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội vừa thông qua Chương trình đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị giai đoạn 2011-2015, nhằm phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp cải tạo, xây dựng đồng bộ các khu đô thị mới, nâng cao chất lượng sống cho người dân.Từ nay đến năm 2015, thành phố tập trung hoàn chỉnh quy hoạch các đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các chuyên ngành; các quy chế, quy định quản lý quy hoạch - kiến trúc làm cơ sở để xây dựng và quản lý đô thị theo đúng quy hoạch. Cụ thể, sẽ hoàn thành các quy hoạch chi tiết trọng điểm khu vực trung tâm tây Hồ Tây, trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, trục...
|
* Tiền Giang gắn quy hoạch với luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội vừa thông qua Chương trình đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị giai đoạn 2011-2015, nhằm phát triển Thủ đô theo hướng bền vững, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp cải tạo, xây dựng đồng bộ các khu đô thị mới, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Từ nay đến năm 2015, thành phố tập trung hoàn chỉnh quy hoạch các đô thị vệ tinh, thị trấn, thị tứ, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các chuyên ngành; các quy chế, quy định quản lý quy hoạch – kiến trúc làm cơ sở để xây dựng và quản lý đô thị theo đúng quy hoạch. Cụ thể, sẽ hoàn thành các quy hoạch chi tiết trọng điểm khu vực trung tâm tây Hồ Tây, trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, trục không gian Cổ Loa – Hồ Tây, quy hoạch hai bên một số tuyến đường quan trọng như Nhật Tân – Nội Bài, Hồ Tây – Ba Vì, bắc Thăng Long – Nội Bài… Hoàn thành các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và cảnh quan thành phố; quy chế quản lý khu vực Hồ Gươm và phụ cận; quy hoạch giãn dân phố cổ. Về lĩnh vực xây dựng đô thị, thành phố ưu tiên phát triển đô thị đồng bộ, hoàn chỉnh tại khu vực phía đông vành đai 4, khu vực các huyện Đông Anh, Mê Linh… Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu đô thị Cầu Giấy, Yên Hòa, Dịch Vọng, Nam Trung Yên, Nam Thăng Long, Đặng Xá…
Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hai bên các tuyến đường Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái, Ngô Gia Tự… Xây dựng lại các khu chung cư cũ tại nội đô kết hợp với cải tạo, bảo tồn khu phố cổ, phố cũ. Phấn đấu đến năm 2015, xây mới từ 12,5 triệu đến 15 triệu m2 nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đạt 23m2/người, diện tích cây xanh đạt 7m2/người, diện tích đất dành cho giao thông chiếm 9% diện tích đất đô thị… Thành phố đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Trong đó trọng tâm là xây dựng cơ chế, chính sách để huy động và phát huy các nguồn lực; đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng phân cấp mạnh, quyết liệt từ thành phố đến cơ sở trong công tác quy hoạch, xây dựng đô thị…
* Tỉnh ủy Tiền Giang vừa tổng kết việc thực hiện các Nghị quyết số 42 và 11 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn mới.
Do làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ ở Tiền Giang ngày càng được nâng cao. Về quy hoạch cán bộ, hằng năm, các cấp ủy đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn và bổ sung những cán bộ mới có triển vọng, bảo đảm sự phát triển và kế thừa trong công tác này. Từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã luân chuyển 369 cán bộ, đều là cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước, có năng lực, trình độ, có triển vọng phát triển lâu dài, hầu hết cán bộ luân chuyển đều hoàn thành tốt nhiệm vụ…
Thời gian tới, các cấp ủy ở Tiền Giang chủ động tạo nguồn cán bộ, để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới từ 30% đến 40% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trước mắt, tỉnh tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng, phó phòng, ban (tương đương) thuộc sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có phẩm chất chính trị, đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực để bổ nhiệm, luân chuyển giữ chức vụ lãnh đạo khi có yêu cầu. Chuẩn bị tốt nhân sự dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020 từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có ít nhất 15% và có cơ cấu hợp lý.
Theo Nhandan
Ý kiến ()