Hà Nội chuẩn bị đủ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán
Qua khảo sát khả năng cung cầu hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cùng các yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa, Sở Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn nhận định: Hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán năm nay đảm bảo về số lượng, cơ bản ổn định về giá cả. Nguồn cung dồi dào Mặc dù năm nay, tình hình mưa bão, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới trồng trọt, chăn nuôi nhưng chưa khi nào Hà Nội xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Dự báo từ nay đến cuối năm, nguồn cung hàng hóa cho thị trường Thủ đô vẫn dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, rau củ quả. Sở Công Thương Hà Nội tính toán, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong tháng Tết Quý Tỵ tăng khoảng 18 – 20% so với các tháng trong năm; một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến,...
Qua khảo sát khả năng cung cầu hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cùng các yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa, Sở Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn nhận định: Hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán năm nay đảm bảo về số lượng, cơ bản ổn định về giá cả.
Nguồn cung dồi dào
Mặc dù năm nay, tình hình mưa bão, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới trồng trọt, chăn nuôi nhưng chưa khi nào Hà Nội xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Dự báo từ nay đến cuối năm, nguồn cung hàng hóa cho thị trường Thủ đô vẫn dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của nhân dân, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, rau củ quả. Sở Công Thương Hà Nội tính toán, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong tháng Tết Quý Tỵ tăng khoảng 18 – 20% so với các tháng trong năm; một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến, rau qủa có thể tăng trên 20%.
Riêng mặt hàng lương thực được cho là có nhu cầu tiêu dùng lớn, khoảng 65.000 tấn trong tháng Tết. Thịt gia súc khoảng 12.000 tấn, thịt gia cầm 6.000 tấn, thủy hải sản 5.000 tấn, thực phẩm chế biến 5.000 tấn, rau củ quả 90.000 tấn….Trong khi đó, với việc mở rộng địa giới hành chính hơn 4 năm nay, khu vực ngoại thành Hà Nội là vùng nguyên liệu lớn cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn thành phố. Riêng dịp Tết Nguyên đán Qúy Tỵ, Hà Nội chủ động được lượng lớn lương thực, thực phẩm; một phần khác do các tỉnh thành lân cận cung ứng. Ví dụ với lương thực, Hà Nội chủ động được 40%, thịt gia súc đảm bảo tự cung ứng đầy đủ, thịt gia cầm đáp ứng được 62%, thủy hải sản cung ứng được 15%, thực phẩm chế biến 20 – 25%, rau củ quả 55%.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bắt đầu tích trữ hàng hóa phục vụ Tết, với cam kết lượng hàng đầy đủ, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng. Bà Vũ Thị Hậu – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart) cho biết: “Cách thời điểm Tết 2,5 – 3 tháng; chúng tôi đã chuẩn bị hàng hóa, bằng việc thương thảo, ký hợp đồng với các nhà cung cấp do vậy sẽ đảm bảo một lượng hàng phong phú bán ra thị trường. Theo đánh giá của chúng tôi, năm nay thu nhập của người dân không cao, nên Fivimart tập trung cung cấp hàng hóa thiết yếu, với lượng hàng dự trữ tăng 20 – 25%”.
Giá cả bình ổn
Một dấu hiệu tích cực cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội hiện có mức tăng thấp, CPI tháng 11 tăng 0,22% so với tháng trước. Ngoài sự điều chỉnh của chính thị trường, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng chậm lại còn do sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các giải pháp bình ổn giá cuối năm, trong đó có đóng góp của sự kiện Tháng khuyến mại Hà Nội. Nếu thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào vẫn ổn định như hiện nay, rất có thể giá cả hàng hóa Tết Nguyên đán sẽ bình ổn, phục vụ nhân dân Thủ đô đón một cái Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh.
Bản thân các nhà cung cấp hàng hóa cũng khẳng định: Giá cả hàng hóa Tết năm nay sẽ bình ổn, kể cả thực phẩm chế biến hay các hàng hóa khác phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên tai, dịch bệnh. Và cũng để tránh những bất thường xảy ra, khi ký kết hợp đồng, các nhà phân phối đều ứng tiền cho các nhà cung cấp để giữ giá, đảm bảo giá các mặt hàng cung cấp đến tay người tiêu dùng được ổn định. Ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long khẳng định: “Chúng tôi cố gắng giữ bình ổn giá hàng hóa trước, trong và sau Tết bằng nhiều giải pháp như: Tích trữ nhiều hàng, tăng cường khuyến mại, thu mua tận nguồn… nhằm cung cấp cho người tiêu dùng giá bán tốt nhất”.
Để đảm bảo nguồn cung đầy đủ, giá cả bình ổn trong dịp cuối năm; Sở Công Thương Hà Nội thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tinh thần đặc biệt coi trọng lợi ích người tiêu dùng. Trong đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, phát hiện các hiện tượng đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm trục lợi bất hợp pháp; thậm chí kiểm tra cả việc thực hiện bán hàng bình ổn tại các điểm đã đăng ký…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()