Hà Nam triển khai bốn đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn
* Hà Tĩnh khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp Thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Hà Nam đã triển khai bốn đề án lớn về nông nghiệp, nông thôn: Đề án Phát triển cây trồng hàng hóa; Đề án Phát triển chăn nuôi thủy sản; Đề án Phát triển nước sạch nông thôn; Đề án Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp gắn với tiêu thụ nông sản cho nông dân.Trong thực hiện, tỉnh tích cực chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng rau, lúa tập trung; quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung bên ngoài thôn, xóm; xây dựng mới và nâng cấp công trình nước sạch ở hầu hết các xã; củng cố lại các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã có 75 điểm sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung, 65 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn. Tạo thêm việc làm cho hơn...
Trong thực hiện, tỉnh tích cực chỉ đạo việc dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng rau, lúa tập trung; quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung bên ngoài thôn, xóm; xây dựng mới và nâng cấp công trình nước sạch ở hầu hết các xã; củng cố lại các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh đã có 75 điểm sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung, 65 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn. Tạo thêm việc làm cho hơn mười nghìn lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thôn, xóm. Gần 100% hộ dân khu vực đô thị và 75% hộ dân khu vực nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh. Bên cạnh triển khai các chương trình, dự án; tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; lựa chọn năm xã để thí điểm. Phấn đấu hết năm 2011 sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại năm xã này theo bộ tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ.
Tỉnh ủy Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, tổ chức đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, tập trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp phụ trợ gắn với kinh tế biển như: công nghiệp chế biến hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp dịch vụ cảng và kho bãi phục vụ kinh tế biển. Tỉnh tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cụm công nghiệp, các HTX công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ theo hướng sử dụng và tiêu thụ sản phẩm của các ngành sẵn có trên địa bàn tỉnh. Trước mắt tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà đầu tư đúng tiến độ, nhất là các dự án trong Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, các dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia, các khu công nghiệp, cảng biển…
Theo Nhandan
Ý kiến ()