Hà Nam tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
* Quảng Bình nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam vừa tổ chức hội nghị tổng kết mười năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".Sau mười năm thực hiện Nghị quyết, hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nhận thức của đảng bộ cơ sở về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đến nay, hệ thống chính trị cấp cơ sở của Hà Nam có gần 1.200 cán bộ chuyên trách, phần lớn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó có 99 người có trình độ đại học, cao đẳng; khối công chức chuyên môn có 1.231 cán bộ, trong đó có 279 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở...
* Quảng Bình nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam vừa tổ chức hội nghị tổng kết mười năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.
Sau mười năm thực hiện Nghị quyết, hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là nhận thức của đảng bộ cơ sở về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, trong đó tổ chức đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đến nay, hệ thống chính trị cấp cơ sở của Hà Nam có gần 1.200 cán bộ chuyên trách, phần lớn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trong đó có 99 người có trình độ đại học, cao đẳng; khối công chức chuyên môn có 1.231 cán bộ, trong đó có 279 cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), thời gian tới, tỉnh Hà Nam đẩy mạnh triển khai Nghị quyết T.Ư 5 (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, Nghị quyết T.Ư 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”; phấn đấu đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn hệ thống chính trị ở cơ sở theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới; 100% số cán bộ, công chức ở cơ sở đạt chuẩn về trình độ đào tạo; nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, rèn luyện đội ngũ đảng viên ở cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân.
Sau mười năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) về tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, tỉnh Quảng Bình có 282 hợp tác xã (HTX) và 1.129 tổ hợp tác, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tập thể góp phần đáng kể vào GDP của tỉnh; góp phần tích cực xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Công tác chỉ đạo của các cấp ủy trong việc triển khai nghị quyết này chưa được thường xuyên; công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên… Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình tập trung thực hiện các giải pháp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; tạo điều kiện để kinh tế hộ và kinh tế tập thể phát triển; thành lập mới các HTX, tổ hợp tác trên tinh thần tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động; hình thành và xây dựng hệ thống các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đối với phát triển kinh tế tập thể…
Theo Nhandan
Ý kiến ()