tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2043/9381466f3f78f1d76040c1451b9fd88e_L.jpg” border=”0″ alt=”Giờ học tiếng Anh của học sinh lớp 8 Trường THCS xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.” /> – Hà Nam là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước thực hiện dạy tiếng Anh theo chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 100% học sinh từ lớp 3 năm học 2011- 2012; 100% học sinh lớp 3, lớp 4 vào năm học 2012-2013, thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 6 cấp trung học cơ sở từ năm học 2013-2014; mở rộng dần quy mô trong những năm tiếp theo.
Sau hai năm triển khai thực hiện dạy ngoại ngữ tiếng Anh “Chương trình ngoại ngữ 10 năm” chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho học sinh tiểu học tỉnh Hà Nam đã nâng cao rõ rệt ở cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và thực hiện được mục tiêu đề ra.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo sát năng lực toàn bộ giáo viên ngoại ngữ phổ thông của tỉnh từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đủ giáo viên ngoại ngữ phù hợp với lộ trình triển khai của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
Tính đến cuối tháng 3-2013, toàn tỉnh có 192 giáo viên ngoại ngữ tiếng Anh đã đạt chuẩn B2 đang giảng dạy ở các trường tiểu học trong toàn tỉnh cho lớp 3 và lớp 4. Đến nay, hệ thống các trường trong tỉnh được trang bị 223 bộ thiết bị dạy học ngoại ngữ đồng bộ cho 140 trường tiều học, 11 trường trung học cơ sở và chín trường trung học phổ thông với tổng giá trị gần 50 tỷ đồng.
Việc đầu tư đồng bộ thiết bị và sử dụng hiệu quả thiết bị dạy và học được các nhà trường quan tâm bố trí đủ phòng để lắp thiết bị. Theo thầy Trần Đình Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT A huyện Bình Lục: Thiết bị dạy học đồng bộ đã đáp ứng điều kiện của phương pháp dạy học hiện đại, dạy học tương tác. Đó là bảng tích hợp thông minh, tích hợp bảng viết có đẩy đủ chức năng sử dụng font chữ, cỡ chữ, bút xóa bình thường, xóa cả trang và đặc biệt là chức năng bài giảng vào một file, tạo môi trường tương tác toàn diện. Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giúp giáo viên soạn giáo án, nâng cao hiệu quả của bài giảng.
Cô giáo Trần Thị Khánh Linh, giáo viên môn tiếng Anh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Phủ Lý chia sẻ: Thiết bị dạy ngoại ngữ hiện đại góp phần giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp. Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ ràng những thông tin đưa ra. Có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy… giúp cho giáo viên giảm thiểu đáng kể công sức soạn giảng. Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn, nâng cao hứng thú và động lực học tập cho học sinh.
Đồng thời, thiết bị cũng tạo cơ hội tốt để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phù hớp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ, thu hút sự tập trung chú ý tham gia của học sinh. Qua đó, khích lệ và rèn khả năng tư duy, giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi trình bày trước lớp.
Đề án quốc gia được triển khai đại trà trên địa bàn tỉnh Hà Nam thể hiện sự quyết tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, là một trong những khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông, tạo điều kiện đến năm 2020 tăng tỷ lệ thanh thiếu niên Hà Nam có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Hà Nam.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển. Thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục tập trung đầu tư đồng bộ về thiết bị, đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh.
Theo Nhandan
Ý kiến ()