Hà Giang triển khai 15 chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Trong năm năm tới, tỉnh Hà Giang tập trung triển khai 15 chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6%/năm. Tỉnh tập trung đầu tư thực hiện các chương trình: sản xuất lúa, ngô hàng hóa; trồng rừng kinh tế, bảo vệ rừng đầu nguồn; xây dựng hồ treo chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao; trồng cây cải dầu; chăn nuôi đại gia súc; phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng; xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển văn hóa gắn với du lịch sinh thái; định cư cho đồng bào sống ở các sườn núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở cao; xây dựng nông thôn mới và xây dựng, phát triển các đô thị; giảm nghèo nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm...Để thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nói trên, tỉnh Hà Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Bảo đảm nguồn lực về tài chính cho tăng trưởng và chuyển dịch...
Trong năm năm tới, tỉnh Hà Giang tập trung triển khai 15 chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,6%/năm. Tỉnh tập trung đầu tư thực hiện các chương trình: sản xuất lúa, ngô hàng hóa; trồng rừng kinh tế, bảo vệ rừng đầu nguồn; xây dựng hồ treo chứa nước sinh hoạt ở các huyện vùng cao; trồng cây cải dầu; chăn nuôi đại gia súc; phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng; xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển văn hóa gắn với du lịch sinh thái; định cư cho đồng bào sống ở các sườn núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở cao; xây dựng nông thôn mới và xây dựng, phát triển các đô thị; giảm nghèo nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm…
Để thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nói trên, tỉnh Hà Giang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Bảo đảm nguồn lực về tài chính cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển; đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất và đời sống. Tỉnh thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính; chủ động nghiên cứu xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách một cách kịp thời và hiệu quả; phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp.
* Tỉnh Yên Bái chủ trương tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và các khu, cụm công nghiệp, đô thị. Trong năm năm tới, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, có tính liên kết, nối Yên Bái với các tỉnh trong khu vực và với hành lang kinh tế Hải Phòng – Côn Minh (Trung Quốc). Tập trung hoàn thành nâng cấp, xây dựng một số tỉnh lộ nối các huyện; trong đó có tuyến đường Lục Yên-Văn Yên-Mù Cang Chải-Văn Chấn, cầu Cổ Phúc vượt sông Hồng; hoàn thiện hệ thống đường liên xã, liên thôn, bảo đảm ô-tô đến 100% số xã.
Tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới đô thị và hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Quy hoạch và xây dựng khu đô thị mới với chức năng dịch vụ, công viên cây xanh, du lịch sinh thái tại các xã hữu ngạn sông Hồng; phấn đấu đưa TP Yên Bái trở thành đô thị loại 2 và thị xã Nghĩa Lộ trở thành đô thị loại 3 vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, những năm tới, Yên Bái tập trung thực hiện các giải pháp: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê, dự báo, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và các ngành; xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất đi trước một bước; tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh. Tỉnh đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; thực hiện tốt chính sách tài chính, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư.
Theo Nhandan
Ý kiến ()