Hà Giang tăng cường cán bộ về các xã đặc biệt khó khăn
* Cà Mau tập trung khôi phục phát triển rừng Nhằm tăng cường cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Hà Giang đã luân chuyển 389 cán bộ từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống cơ sở. Những năm qua, Hà Giang đã thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ xuống cơ sở, tăng cường cán bộ xuống các xã, các vùng trọng điểm và hợp đồng đội ngũ tri thức trẻ xuống công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.Trong đó nhiều đồng chí đã giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền các xã trong công tác phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng biên giới tại các vùng trọng điểm của tỉnh. Tỉnh Hà Giang cũng có Quyết định hợp đồng tạm tuyển 130 tri thức trẻ là những sinh viên đã học xong đại học, cao đẳng bố trí công tác tại các xã thuộc 10/11 huyện, thành phố của tỉnh. Số tri thức trẻ hiện đang hoạt động tại các xã cơ bản đều yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt...
Trong đó nhiều đồng chí đã giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền các xã trong công tác phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng biên giới tại các vùng trọng điểm của tỉnh. Tỉnh Hà Giang cũng có Quyết định hợp đồng tạm tuyển 130 tri thức trẻ là những sinh viên đã học xong đại học, cao đẳng bố trí công tác tại các xã thuộc 10/11 huyện, thành phố của tỉnh. Số tri thức trẻ hiện đang hoạt động tại các xã cơ bản đều yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cán bộ tăng cường đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo phát triển kinh tế; khơi dậy và phát huy nội lực trong dân, cộng với sự đầu tư của Nhà nước, chỉ đạo quyết liệt xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã bảo vệ an ninh, quốc phòng.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác tăng cường cán bộ xuống công tác tại xã; năm 2011, Hà Giang tập trung rà soát quy hoạch cán bộ, bổ sung mở rộng nguồn quy hoạch cán bộ. Phát hiện, tuyển chọn nhân tố mới, xây dựng kế hoạch phương án tăng cường cán bộ xuống cơ sở. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ tăng cường xuống cơ sở. Chỉ đạo các ban Xây dựng Đảng, các ban, ngành của tỉnh tham mưu cho tỉnh tuyển dụng hợp đồng tri thức trẻ có trình độ tăng cường xuống cơ sở để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho huyện, xã. Cùng với mục tiêu thực hiện tốt nội dung: 4 đổi mới, 8 đột phá, 15 chương trình trọng tâm, Tỉnh ủy Hà Giang sẽ thực hiện tốt công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ về công tác tại xã, nhằm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm tạo sự chuyển biến tích cực cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, từng bước vươn lên phát triển bền vững.
Năm 2011, tỉnh Cà Mau có kế hoạch trồng mới 800 ha rừng, đạt diện tích có rừng tập trung 102.900 ha, nâng tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán là 20,7% đất tự nhiên. Cà Mau hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp 108.320 ha, trong đó diện tích có rừng 99.173 ha, bao gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỉnh phấn đấu trồng rừng mới trong 5 năm tới (2011 – 2015) là 2.500 ha, diện tích rừng ổn định tập trung trên hai lâm phần rừng đước và rừng tràm 105.000 ha, tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán năm 2015 đạt 24% đất tự nhiên toàn tỉnh.
Cà Mau huy động các nguồn vốn đầu tư trồng rừng, trong đó ưu tiên bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; khuyến khích đầu tư kinh doanh rừng theo mô hình tổng hợp, gắn trồng rừng, bảo vệ rừng với chế biến lâm sản. Ngành chức năng tỉnh chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trồng rừng như: giống, cải tạo mặt bằng, kỹ thuật… và triển khai thực hiện các giải pháp ổn định diện tích có rừng tập trung, nâng cao độ che phủ của rừng và cây phân tán.
Tỉnh tiếp tục thực hiện đề án tổ chức lại sản xuất, kinh doanh rừng và bố trí lại dân cư khu vực rừng tràm, xây dựng các khu dân cư ven biển; tập trung san lấp kênh, bờ tạo mặt bằng trồng rừng khu vực rừng ngập mặn. Phát động trồng cây phân tán trong nhân dân, nhất là tại các vùng nuôi trồng thủy sản, vùng ven biển, ven các trục đường giao thông, trồng lại rừng sau khai thác theo quy định; thực hiện có hiệu quả các dự án ODA khôi phục rừng ngập mặn. Trên cơ sở đó, Cà Mau nâng tỷ lệ đóng góp của kinh tế lâm nghiệp vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, lao động nghề rừng, giảm đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm tài nguyên rừng, đất rừng. Phát huy thế mạnh kinh doanh du lịch sinh thái của rừng, nhất là tại Vườn Quốc gia mũi Cà Mau và Vườn Quốc gia U Minh hạ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()