Hà Giang: Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Với trên 270 km đường biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, cùng thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của 72 vạn dân, Hà Giang là địa bàn dễ diễn ra hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. 10 năm qua, công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tỉnh đặc biệt quan tâm và đã thu được nhiều kết quả.Cơ quan chức năng Hà Giang tiêu hủy hàng kém chất lượngHiện nay, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác này với quan điểm là góp phần thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, ngoài Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ còn có các cặp cửa khẩu phụ, nhiều đường mòn, lối mở phục vụ cho thăm thân và trao đổi hàng hoá cư dân biên giới giữa hai nước với nhau. Nhìn chung, tình hình buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian...
Với trên 270 km đường biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, cùng thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của 72 vạn dân, Hà Giang là địa bàn dễ diễn ra hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. 10 năm qua, công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tỉnh đặc biệt quan tâm và đã thu được nhiều kết quả.
Cơ quan chức năng Hà Giang |
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác này với quan điểm là góp phần thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, ngoài Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ còn có các cặp cửa khẩu phụ, nhiều đường mòn, lối mở phục vụ cho thăm thân và trao đổi hàng hoá cư dân biên giới giữa hai nước với nhau. Nhìn chung, tình hình buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua không có diễn biến phức tạp; không có điểm nóng về buôn lậu, tập kết, vận chuyển hàng lậu; không xảy ra các hiện tượng sản xuất hàng giả với số lượng lớn. Hàng hóa xuất, nhập lậu chủ yếu là phân đạm, thuốc lá, gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật, sản phẩm gia cầm (trứng gà), hàng công nghiệp tiêu dùng… Hàng giả chủ yếu bao gồm thực phẩm, bột giặt, mỳ chính, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Các hành vi gian lận thương mại phổ biến là vi phạm về nhãn hàng hóa, vi phạm quy định về giá, kê khai thuế, sử dụng hoá đơn quay vòng nhằm trốn thuế…
Trong 10 năm qua, các lực lượng thành viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của tỉnh (BCĐ 127) đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn và xử lý 12.220 vụ việc buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, trong đó, Buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu: 581 vụ; Hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ: 204 vụ; Gian lận thương mại: 2.098 vụ; Vi phạm khác: 9.337 vụ . Đã xử phạt vi phạm, nộp Kho bạc Nhà nước gần 111 tỷ đồng; tịch thu tiêu huỷ nhiều loại hàng hóa, trong đó có nhiều mặt hàng thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.
Khó khăn lớn hiện nay của tỉnh là nguồn nhân lực của các ngành chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại chưa đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ. Ngoài lực lượng Quản lý thị trường đã cơ bản đủ cán bộ trực tiếp, còn lại các ngành khác chủ yếu là kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu, nhất là về công tác chống hàng giả. Thiếu kho bãi để tạm giữ hàng hoá và nơi tiêu huỷ hàng hoá, nhất là kho bãi để bảo quản, cất giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, tang vật là hàng hoá khó bảo quản, mau hỏng…
Ông Nguyễn Văn Sơn-Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Hà Giang đang tập trung thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ, Ban chỉ đạo 127/TW, UBND tỉnh về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong tình hình mới. Đặc biệt thực hiện có hiệu quả Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 25/3/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về chương trình hành động kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()