Gửi tiết kiệm VND, đảm bảo bằng USD: Đúng luật hay không?
Ngày 15/3 vừa qua, một diễn đàn của giới đầu tư xôn xao về một hiện tượng huy động vốn và tính pháp lý của trần lãi suất 14%/năm… Tranh luận của nhà đầu tư xoay quanh sự kiện Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đưa ra sản phẩm gửi tiền tiết kiệm bằng VND bảo đảm bằng USD. Có hai chiều ý kiến xoay quanh sự kiện này: thứ nhất, giá trị của VND trong mắt ngân hàng và người gửi tiền hiện nay như thế nào để phải đảm bảo bằng USD? thứ hai, cơ chế bảo đảm đó có tuân thủ đúng quy định về trần lãi suất huy động VND tối đa 14%/năm hay không? Mối quan tâm lúc này đặt ở chiều ý kiến thứ hai. Sau Agribank, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng lập tức tung ra sản phẩm huy động loại này. Theo giới thiệu của một nhà băng, đây là sản phẩm “bảo vệ người gửi tiền trước mọi biến động tỷ giá”. Cụ thể, khách hàng gửi tiền bằng VND, theo một số kỳ hạn nhất định, phương thức...
Ngày 15/3 vừa qua, một diễn đàn của giới đầu tư xôn xao về một hiện tượng huy động vốn và tính pháp lý của trần lãi suất 14%/năm…
Tranh luận của nhà đầu tư xoay quanh sự kiện Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đưa ra sản phẩm gửi tiền tiết kiệm bằng VND bảo đảm bằng USD.
Có hai chiều ý kiến xoay quanh sự kiện này: thứ nhất, giá trị của VND trong mắt ngân hàng và người gửi tiền hiện nay như thế nào để phải đảm bảo bằng USD? thứ hai, cơ chế bảo đảm đó có tuân thủ đúng quy định về trần lãi suất huy động VND tối đa 14%/năm hay không?
Mối quan tâm lúc này đặt ở chiều ý kiến thứ hai.
Sau Agribank, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng lập tức tung ra sản phẩm huy động loại này. Theo giới thiệu của một nhà băng, đây là sản phẩm “bảo vệ người gửi tiền trước mọi biến động tỷ giá”.
Cụ thể, khách hàng gửi tiền bằng VND, theo một số kỳ hạn nhất định, phương thức đảm bảo giá trị cho người gửi tiền được xác định theo hai trường hợp.
Trường hợp 1: Nếu tỷ giá USD/VND biến động giảm hoặc bằng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc ban đầu cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14%/năm và thời gian thực gửi.
Trường hợp 2: Nếu tỷ giá USD/VND biến động tăng vào ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ tiền gốc ban đầu cộng với tiền lãi tính theo lãi suất 14% và thời gian thực gửi; cộng thêm phần bù đắp tỷ giá tính bằng số tiền gửi gốc ban đầu (nhưng được quy đổi ra USD theo tỷ giá bán bán mà ngân hàng niêm yết tại ngày gửi) nhân với mức chênh lệch giữa tỷ giá bán ra của ngày đáo hạn và tỷ giá bán ra của ngày gửi.
Vấn đề đặt ra ở trường hợp tỷ giá tăng, đến kỳ đáo hạn khách hàng được hưởng thêm phần “bù đắp” tỷ giá tăng đó; lãi suất thực nhận theo đó sẽ cao hơn 14%/năm. Vậy, trường hợp này, ngân hàng có phạm luật hay không?
Có những ý kiến khác nhau về trường hợp này, bởi trên thực tế tại thời điểm công bố và áp dụng lãi suất, mức hiện hữu vẫn là 14%/năm, khả năng vượt mốc này tùy thuộc vào thực tế biến động của tỷ giá; theo đó, chưa có căn cứ xác định để quy việc huy động đó có vượt trần hay không.
Ngược lại, với xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND, nhiều khả năng khi các hợp đồng đáo hạn, người gửi tiền sẽ được nhận sự “bù đắp” đó như cam kết của sản phẩm; khi đó, khả năng lãi suất thực nhận vượt 14%/năm thì sẽ xử lý ra sao?
Những câu hỏi trên đặt trần lãi suất 14%/năm vào tình huống oái ăm. Lúc này, một số ngân hàng đã triển khai và áp dụng cơ chế đảm bảo như trên, còn Ngân hàng Nhà nước im lặng. Liệu có tình huống khi phát sinh trên thực tế, lãi suất ở sản phẩm đó vượt 14%/năm, Ngân hàng Nhà nước mới xử lý?
Trong khi đó, lãnh đạo một số ngân hàng khác từ chối bình luận về trường hợp này, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu không phạm luật thì ngân hàng mình cũng sẽ nghiên cứu triển khai, bởi như thế tạo thêm lợi ích và lựa chọn cho người gửi tiền.
Trước đó, ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND, với quy định: tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; riêng các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng VND không vượt quá 14,5%/năm.
Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa.
Như vậy, tính trọn vẹn của trần lãi suất 14%/năm theo Thông tư 02 cũng cần được xét đến ở cả khả năng vượt trần của sản phẩm huy động nói trên.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()