GS Ngô Bảo Châu và điều đặc biệt nhất của Viện Toán
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ: “Viện nghiên cứu về toán sẽ hoạt động khác so với những Viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam. Viện sẽ không có hoặc có rất ít cán bộ nghiên cứu cơ hữu”.
-Viện đã tiến hành nghiên cứu khảo sát về Toán học của Việt Nam hiện nay. Báo cáo khảo sát ấy nó nổi lên một vài vấn đề như thế nào thưa GS?
GS Ngô Bảo Châu (Ảnh: Phạm Thinhj) |
Hội Toán học Việt Nam đã làm báo cáo rất là chi tiết, toàn bộ Việt Nam có bao nhiêu giảng viên về toán học, có bao nhiêu người có bằng tiến sĩ, kết quả nghiên cứu khoa học như thế nào, thống kê từ trước đến nay có bao nhiêu bài toán khoa học. Thống kê đó giúp đánh giá được trình độ nghiên cứ khoa học của Toán học Việt Nam. Từ khảo sát đó thấy rằng nhu cầu bức thiết về chuyện nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong các trường ĐH của Việt Nam.
– Hiện nay trong hoạt động của Viện Toán cao cấp có khó khăn gì về mặt cơ chế, nguồn nhân lực không thưa GS?
Theo tôi nghĩ, khó khăn lớn nhất cơ bản đã được giải quyết, do có sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ, đặc biệt là của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, của Bộ GD&ĐT. Tất nhiên, trong quá trình vận hành có nhiều khó khăn khác. Theo tôi nghĩ, về mặt cơ chế khó khăn lớn nhất đã được giải quyết.
Bây giờ trách nhiệm lớn thuộc về ban lãnh đạo của Viện và cá nhân tôi. Với sự ủng hộ của Chính phủ, Nhà nước và cộng đồng khoa học Việt Nam, của các nhà khoa học quốc tế, chúng ta có thể hội tụ để tạo ra một sức sống mới cho toán học việt Nam.
– Điều đặc biệt nhất của Viện Toán cao cấp là gì thưa GS?
Viện nghiên cứu về toán sẽ hoạt động khác so với những Viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam. Viện sẽ không có hoặc có rất ít cán bộ nghiên cứu cơ hữu. Viện hoạt động theo mô hình nghiên cứu và tổ chức các nhóm nghiên cứu có quy mô lớn nhỏ khác nhau để cho khác biệt, và từ đó lôi cuốn được nhiều các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là “nóng hổi” nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế”
– Để thực hiện được những kỳ vọng của lãnh đạo Viện Toán cao cấp, GS cho rằng việc đó liệu có dễ thực hiện?
Tuy là có những tiền tố như vậy, nhưng để tạo ra được cái điều tốt, tích cực thực sự cho khoa học không phải là dễ. Bởi vì để cuốn hút được các nhà khoa học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài, hay các nhà Toán học việt Nam ở trong nước có thể được phép nghỉ dạy trong vòng ba tháng, theo một chương trình khoa học của Viện, thì sẽ đòi hỏi một sự bố trí, tổ chức, làm việc tích cực của lãnh đạo của Viện và của các nhà khoa học. Để cho sự cộng tác có thể xảy ra thì còn có rất nhiều việc phải làm.
– GS có thể tiết lộ một chút những kế hoạch của Viện trong tương lai không?
Ngay sau buổi lễ ngày hôm nay sẽ có một buổi làm việc về tối ưu do GS Phan Quốc Khánh chủ trì trong vòng 2 tháng. Đó là ngành Toán ứng dụng hữu ích cho thực tế cuộc sống. Tiếp theo, tháng 6, 7,8 cũng có chương trình về ứng dụng toán học do GS Hồ Tùng Bảo (làm việc bên Nhật Bản), GS Nguyễn Xuân Long (làm việc bên Mỹ) đề tài đó kết hợp giữa thống kê với khoa học máy tính xử lý những dữ liệu rất lớn.
– Thưa GS, cơ chế hợp tác quốc tế của Viện Toán cao cấp sẽ như thế nào?
Các nhà khoa học tự chủ động gửi cho những người tham gia vào chương trình đó bố trí được thời gian để đến Viện làm việc. Về cụ thể thì Viện sẽ có quá trình đàm phán, xây dựng chương trình riêng và chọn lọc.
– Trên thế giới, đối với các Viện nghiên cứu, để có nguồn tài chính ổn định thì có thêm nguồn ủng hộ từ doanh nghiệp và các quỹ khác. Điều này đối với Viện Toán cao cấp thì như thế nào thưa GS?
Hiện tại thì đã có một vài doanh nghiệp ủng hộ những việc tương đối cụ thể. Ủng hộ lớn nhất là của ông Đào Hồng Tuyển đã tặng cái biệt thự ở ngoài Hạ Long để cho các nhà khoa học có thể làm việc, nghỉ ngơi và tổ chức hội thảo ở ngoài đó. Những việc khác, như buổi lễ hôm nay cũng có tài trợ của một doanh nghiệp, anh ấy không muốn giấu tên. Những việc nhỏ thì tương đối nhiều người ủng hộ.
Xin cảm ơn GS!
Ý kiến ()