LSO-Bệnh tai xanh ở lợn xuất hiện trên địa bàn tỉnh đã được 2 tháng có lẻ, trong suốt quãng thời gian đằng đẵng ấy, các cấp chính quyền, các lực lượng và nhân dân đã căng mình chống dịch. Cũng nhờ đó mà diễn biến đã dần trở lại trong tầm kiểm soát. Cán bộ thú y kiểm tra công tác chống dịch tại xã Tri Phương, huyện Tràng ĐịnhHuy động mọi lực lượng dập dịchMới đây, ngày 14/7, mặc dù là ngày nghỉ, nhưng UBND tỉnh vẫn quyết định tổ chức họp trực tuyến với tất cả các huyện thành phố về công tác triển khai chống dịch tai xanh. Đích thân đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Điều ấy đủ thấy sự cấp bách, cũng như quyết tâm của tỉnh trong công tác dập dịch. Điểm lại tình hình, bệnh tai xanh ở lợn khởi phát từ ngày 15/5/2012, trên địa bàn 2 xã Bình Phúc và Xuân Mai huyện Văn Quan. Một thời gian ngắn sau đó, bệnh đã lây lan sang xã Tân Đoàn và Tràng Phái. Chỉ 10 ngày sau, tại Hữu...
LSO-Bệnh tai xanh ở lợn xuất hiện trên địa bàn tỉnh đã được 2 tháng có lẻ, trong suốt quãng thời gian đằng đẵng ấy, các cấp chính quyền, các lực lượng và nhân dân đã căng mình chống dịch. Cũng nhờ đó mà diễn biến đã dần trở lại trong tầm kiểm soát.
Cán bộ thú y kiểm tra công tác chống dịch tại xã Tri Phương, huyện Tràng Định
Huy động mọi lực lượng dập dịch
Mới đây, ngày 14/7, mặc dù là ngày nghỉ, nhưng UBND tỉnh vẫn quyết định tổ chức họp trực tuyến với tất cả các huyện thành phố về công tác triển khai chống dịch tai xanh. Đích thân đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Điều ấy đủ thấy sự cấp bách, cũng như quyết tâm của tỉnh trong công tác dập dịch. Điểm lại tình hình, bệnh tai xanh ở lợn khởi phát từ ngày 15/5/2012, trên địa bàn 2 xã Bình Phúc và Xuân Mai huyện Văn Quan. Một thời gian ngắn sau đó, bệnh đã lây lan sang xã Tân Đoàn và Tràng Phái. Chỉ 10 ngày sau, tại Hữu Lũng dịch tai xanh đã xuất hiện, lan ra 11 xã. Như một hiệu ứng dây chuyền, lần lượt ở Chi Lăng, Tràng Định, Văn Lãng, thành phố Lạng Sơn, Bình Gia rồi Cao Lộc, tai xanh ở lợn lần lượt xuất hiện. Trong suốt quá trình ấy, chính quyền các cấp, ngành chuyên môn cùng với nhân dân các địa phương đã căng mình chống dịch. Ngoài việc triển khai đầy đủ các biện pháp kỹ thuật chống dịch, cơ quan chuyên môn chủ động áp dụng những biện pháp mới, một mặt tích cực điều trị lợn bệnh theo phác đồ, mặt khác đồng loạt tiêm phòng bao vây ổ dịch từ khu vực lân cận rồi tiêm thẳng vào ổ dịch. Những cố gắng nỗ lực ấy đã phát huy tác dụng, tính đến ngày 13/7, bệnh lợn tai xanh xuất hiện ở 26 xã, phường của 8 huyện, thành phố với tổng số 2.267 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 854 con. Trong số ấy đã có trên 1.200 con được điều trị khỏi triệu chứng. Số đang điều trị chỉ còn lại chưa đầy 100 con trên địa bàn của 6 xã. Ở các địa phương, diễn biến dịch đã chững lại, không phát sinh thêm các ổ dịch mới. Nơi khởi phát là Bình Phúc và Xuân Mai, dịch đã qua 21 ngày. Một số địa phương như Bình Gia, Cao Lộc, thành phố, Văn Lãng…bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ, trên phạm vi hẹp và không lan ra thành dịch. Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo, các cấp, ngành phải coi dập dịch là công tác trọng yếu nhất hiện nay, phải huy động toàn bộ lực lượng, không chỉ ngành chuyên môn mà các ngành khác như y tế, biên phòng, các đoàn thể và đội ngũ cán bộ cơ sở cũng phải cùng vào cuộc để khống chế dịch một cách nhanh chóng và triệt để nhất.
Công tác chống dịch bài bản và có hiệu quả
Trong khi toàn tỉnh đang quyết tâm, dồn lực chống dịch, thì ở nhiều kênh, bắt đầu xuất hiện những thông tin thất thiệt về cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi; công tác tiêm phòng chưa hợp lý, hiệu quả… gây dư luận ảnh hưởng đến công tác dập dịch. Trên thực tế, ngày Ngày 23/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 780 phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải tiêu hủy theo quy định của Bộ NN&PTNT với mức hỗ trợ hợp lý, sát với giá thị trường, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân. Thời gian hỗ trợ được tính từ ngày 1/1/2012. Ở một diễn biến mới nhất, trong 2 ngày 12 – 13/7 vừa qua, đoàn kiểm tra của Cục thú y đã đến kiểm tra công tác chống dịch trên địa bàn tỉnh. Sau khi đi thực tế, ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục thú y đã ghi nhận: Lạng Sơn triển khai đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, rất bài bản và có hiệu quả. Trong công tác tiêm phòng, ngành chuyên môn đã tập trung lực lượng thú y tổ chức tiêm vắc xin cho đàn lợn ở vùng lân cận và tiêm thẳng vào ổ dịch theo hình thức đồng loạt, cuốn chiếu và triệt để. Lãnh đạo Cục thú y cũng khẳng định không có chuyện Lạng Sơn phát vắc xin cho người chăn nuôi tự tiêm, mà tất cả đều do đội ngũ cán bộ chuyên môn triển khai. Tính đến ngày 13/7, tổng số vắc xin tai xanh do Trung ương cấp cho tỉnh là 60.000 liều, tỉnh đã cấp kinh phí để mua thêm 30.000 liều. Thời điểm này đã tiêm phòng được cho trên 62.000 ngàn con lợn, số còn lại đang tiếp tục được triển khai tiêm tại vùng lân cận với ổ dịch, trong ổ dịch và những vùng có nguy cơ cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin, hầu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn đã tạo điều kiện tối đã cho cán bộ chuyên môn. Tỷ lệ tiêm phòng trung bình đến thời điểm này đều đạt từ 85-95%, khá nhiều địa phương tỷ lệ đạt tới 100%. Tình hình dịch bệnh đã cơ bản ổn định, nhưng theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn rất cao. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, hiện nay các cấp, ngành, các lực lượng vẫn đang tiếp tục tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp để dập dịch. Trong quá trình ấy, việc các hộ chăn nuôi, tích cực, chủ động cùng vào cuộc có ý nghĩa rất quan trọng để khống chế dịch một cách nhanh chóng, triệt để.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()