Gỡ khó cho nông dân khi vay vốn ngân hàng
Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận làm thủ tục cho nông dân huyện Ninh Sơn vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Những năm qua, hệ thống các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng để giúp hàng triệu hộ nông dân ở khắp các vùng trong cả nước mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ, góp phần đưa sản lượng nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.Đi nhiều nơi, được tiếp cận với Ngân hàng Nông nghiệp ở nhiều vùng khác nhau thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía bắc, chúng tôi có chung nhận xét là: Nhờ ngân hàng cho vay vốn, các hộ nông dân có điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng để cải thiện cuộc sống.Về Cà Mau, chúng...
![]() Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận làm thủ tục cho nông dân huyện Ninh Sơn vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất. |
Đi nhiều nơi, được tiếp cận với Ngân hàng Nông nghiệp ở nhiều vùng khác nhau thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền núi phía bắc, chúng tôi có chung nhận xét là: Nhờ ngân hàng cho vay vốn, các hộ nông dân có điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng để cải thiện cuộc sống.
Về Cà Mau, chúng tôi được chứng kiến kinh tế hàng hóa vùng này khá sôi động với các sản phẩm chủ yếu là cây lúa, con tôm và thủy sản là chủ lực. Theo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau Trần Kỳ Lộc, hệ thống các ngân hàng thương mại cho vay kinh tế hộ nông dân chiếm đến 90%. Với số dư nợ hơn 5.000 tỷ đồng, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho vay hơn 4.000 tỷ đồng, vốn cho vay không thiếu. Những năm qua, các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản ở Cà Mau với số dư nợ hơn 1.635 tỷ đồng và số hộ còn dư nợ là 52 nghìn hộ, với số diện tích chuyển đổi là 275.088 ha, tạo ra năng suất chất lượng, hiệu quả và giá trị hàng hóa nông – lâm nghiệp của tỉnh cao hơn mọi năm, sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu trung bình hằng năm đạt 33.314 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 322 triệu USD.
Không riêng gì ở Cà Mau, tại Bạc Liêu, các ngân hàng đã mở rộng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phạm Thanh Bình, thời gian qua các ngân hàng đã tập trung đầu tư tín dụng, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp thủy sản nhất là hoạt động hỗ trợ cho vay xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa lồng ghép với các chương trình kinh tế khác, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Theo thống kê của toàn ngành ngân hàng năm 2011, dư nợ cho vay các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đạt 247.762 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lên tới 80%, nhiều chi nhánh đạt tỷ lệ cao như Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang. Lượng vốn cho vay chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, sản xuất lương thực, thu mua lúa gạo, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Từ nhiều năm nay, trên thị trường nông nghiệp, nông thôn, việc cho vay đối với kinh tế hộ nông dân thì hệ thống Ngân hàng NN và PTNT vẫn đóng vai trò chủ đạo, chủ lực, ngoài ra còn có Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay hộ nghèo và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cơ sở cho vay những nhóm nhỏ lẻ, nhưng thị phần còn nhỏ bé. Chính vì chưa có sự cạnh tranh nên nhiều hộ nông dân đi vay ngân hàng rất khó khăn, phải chịu thêm những chi phí tốn kém, trong khi mạng lưới QTDND cơ sở có mở rộng nhưng chưa nhiều. Cả nước đến nay mới có hơn 1.000 quỹ, nếu so với số xã và số dân ở nông thôn thì chưa đáp ứng nhu cầu vốn ở nông thôn. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư cho “tam nông” đến nay mới đáp ứng được 55% nhu cầu và chủ yếu đầu tư vào xây dựng hạ tầng. Chính vì lẽ đó, ở nhiều nơi lúc người dân cần tiền vốn để sản xuất, họ vẫn phải đi vay ngoài với lãi suất cao, có nơi phải qua “cò” tín dụng. Hoặc có những nơi vay được vốn Ngân hàng NN&PTNT ngoài lãi suất Nhà nước quy định vẫn phải có những chi phí “bôi trơn” cho cán bộ ngân hàng thì mới nhanh lấy được tiền vay, nếu không thủ tục làm xong rồi vẫn cứ để đấy, trong khi họ đang rất cần tiền. Bộ thủ tục hồ sơ cho vay tuy đến nay đã cải tiến theo hướng đơn giản nhưng qua công chứng, vẫn còn tình trạng các giấy tờ về tài sản thế chấp ở khác địa bàn nơi cư trú nhưng hộ nông dân lại đi vay ở nơi mình có hộ khẩu. Vì vậy, chính quyền địa phương cấp xã, cấp phường sở tại không nắm được hoàn cảnh kinh tế, chính trị, đất đai là tài sản thế chấp của người vay. Bình thường, nếu hộ vay trả nợ được thì không có vấn đề gì xảy ra, nhưng khi nợ quá hạn, không trả được, ngân hàng nhờ UBND xã, phường can thiệp thì do họ không nắm được tình hình nên không muốn hợp tác với ngân hàng trong việc thu nợ xấu.
Để giúp nông dân tiếp cận vốn vay ngân hàng, các ngân hàng cần phải bám sát vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của mỗi địa phương và vùng lãnh thổ, nhất là những vùng đang xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với chính sách khuyến nông, khuyến lâm và chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ lãi suất một phần đối với những hộ trực tiếp sản xuất về trồng trọt như chè, cà-phê, cao-su, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày có vòng quay nhanh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản… Mức hỗ trợ nên từ 30 đến 40% so với mức lãi suất đang cho vay hiện hành thì người sản xuất mới có lãi
Ngoài hệ thống NHNN và PTNT hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, các ngân hàng cổ phần khác cần tiếp tục mở rộng các phòng giao dịch, các bàn tiết kiệm về thị trường nông thôn để huy động vốn và cho vay tại chỗ, các ngân hàng cấp 4 phải phân công bố trí cán bộ giúp dân, thật sự gần gũi, gắn bó với dân trong việc xây dựng phương án, dự án sản xuất, kinh doanh của mỗi hộ gia đình, trên cơ sở đó tham mưu, tư vấn giúp họ để họ vay được vốn phục vụ trực tiếp cho sản xuất và điều nên tránh là không được gây phiền hà, sách nhiễu trong quan hệ cho vay.
Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp nhanh chóng sửa đổi Nghị định 41 NĐ/CP về chính sách tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân để bảo đảm các hộ ở các vùng thị xã, thị trấn từ xã lên phường đều được hưởng chính sách, vay được vốn ngân hàng. Không để gia đình nào có nhu cầu sản xuất thật sự mà lại không vay được vốn. Đồng thời, tùy theo từng loại hình kinh doanh đặc thù kinh tế hộ mà định kỳ hạn thu nợ, thu lãi cho phù hợp chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, nhất là khả năng thu nhập bằng tiền của kinh tế hộ; có thể cho vay, thu nợ theo hạn mức tín dụng, thu nợ gốc và thu lãi từng quý đối với những hộ có thu nhập thường xuyên, tạo điều kiện cho người dân có thời gian yên tâm sản xuất. Mặt khác, xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro do thiên tai bất khả kháng như khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi tiền vay… mỗi khi người dân gặp khó khăn.
Mỗi lần Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất huy động thì lãi suất tiền vay cũng phải được giảm tương ứng. Về mặt pháp lý thì người vay vẫn phải chịu lãi suất cũ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Nhưng do hạch toán kinh doanh của NHTM vì mục tiêu lợi nhuận nên việc điều chỉnh lãi suất là khó xảy ra, chỉ có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại thì mới có thể thực hiện được vì lợi ích của nền kinh tế và người dân nông thôn vốn rất khó khăn, các ngân hàng thương mại cũng phải chia sẻ, coi đây là những khoản rủi ro trong kinh doanh.
Nên thành lập trung tâm thông tin hỗ trợ khách hàng cho nông dân vay vốn trực thuộc các ngân hàng thương mại, trước hết là thí điểm tại Ngân hàng NN và PTNT Việt Nam nên thiết lập đường dây nóng giữa khách hàng và ngân hàng, bảo đảm khi nông dân vay vốn họ không phải chịu thêm một khoản chi phí nào khác ngoài lãi suất tiền vay do Nhà nước quy định, phải quán triệt quan điểm là ngân hàng cho vay trực tiếp đến hộ nông dân, sớm ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích, phát sinh “tín dụng đen” ở nông thôn. Những vấn đề trên đây nếu giải quyết được sẽ tháo gỡ vướng mắc cho nông dân khi họ đến vay vốn ngân hàng.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()