Giúp thanh niên dân tộc thiểu số vượt khó
Dạy nghề dệt thổ cẩm cho thanh niên nông thôn ở xã Dang Kang, huyện Krông Bông (Đác Lắc). Được sự hỗ trợ, tác động của tổ chức đoàn Đác Lắc, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số mà chúng tôi gặp đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất nơi mình sinh sống.Những tấm gương tiêu biểuHai bạn trẻ Y Đuyên Êban và H’Nhơn Niê, ở xã Ea Pốk huyện Cư M’gar, sau khi cưới đã được gia đình đồng ý cho ra ở riêng. Lúc đầu, vợ chồng gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, cuộc sống dựa chủ yếu vào gần một ha cà-phê; và không có vốn để phát triển nên năng suất rất thấp, quanh năm lam lũ mà không thoát được cảnh đói nghèo. Thông qua tổ chức Đoàn và với quyết tâm không để gia đình sống trong cảnh nghèo đói, Y Đuyên chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào canh tác, nhờ vậy năng suất cà-phê của gia đình anh ngày càng cao, bình quân đạt 3,5 đến 4 tấn/ha. Để giảm bớt chi phí đầu tư, anh tìm hiểu và học kỹ thuật ủ phân vi sinh bằng vỏ...
Dạy nghề dệt thổ cẩm cho thanh niên nông thôn ở xã Dang Kang, huyện Krông Bông (Đác Lắc). |
Những tấm gương tiêu biểu
Hai bạn trẻ Y Đuyên Êban và H’Nhơn Niê, ở xã Ea Pốk huyện Cư M’gar, sau khi cưới đã được gia đình đồng ý cho ra ở riêng. Lúc đầu, vợ chồng gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, cuộc sống dựa chủ yếu vào gần một ha cà-phê; và không có vốn để phát triển nên năng suất rất thấp, quanh năm lam lũ mà không thoát được cảnh đói nghèo. Thông qua tổ chức Đoàn và với quyết tâm không để gia đình sống trong cảnh nghèo đói, Y Đuyên chịu khó học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào canh tác, nhờ vậy năng suất cà-phê của gia đình anh ngày càng cao, bình quân đạt 3,5 đến 4 tấn/ha. Để giảm bớt chi phí đầu tư, anh tìm hiểu và học kỹ thuật ủ phân vi sinh bằng vỏ cà-phê nên hằng năm tiết kiệm được hàng chục triệu đồng chi phí mua phân bón. Y Đuyên được tổ chức đoàn địa phương hướng dẫn cho vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, nuôi thêm hai con heo nái. Do chịu khó học hỏi, nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi nên đàn heo gia đình anh phát triển tốt và ít bị dịch bệnh, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 20 con heo, sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi hàng chục triệu đồng.
Y On ở buôn Sút, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, trước đây gia đình anh cũng như đồng bào trong buôn tuy sống ở vùng đất màu mỡ, nhưng với tập quán canh tác lạc hậu, chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất. Nên dù đầu tư công sức nhiều nhưng năng suất vườn cây đem lại không được bao nhiêu. Những năm gần đây, sau khi được các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, anh đã thay đổi cách nghĩ, cách làm. Theo đó, anh bắt đầu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc sáu ha cà-phê nên năng suất vườn cây luôn đạt hơn bốn tấn cà-phê nhân/ha. Anh còn mạnh dạn đầu tư chăm sóc 22 ha cao-su. Mỗi năm, vườn cao-su cho thu hoạch 30 tấn, đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho gia đình: gần hai tỷ đồng sau khi trừ mọi chi phí. Ngoài giải quyết việc làm cho người lao động, trong năm, anh Y On đã cho vay không lấy lãi 40 triệu đồng giúp hai hộ xóa nhà tạm, giúp các hộ nghèo tưới cà-phê…
Vai trò của tổ chức đoàn
Xã Dang Kang (huyện Krông Bông) là một xã vùng xa, đời sống kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, sản xuất luôn gặp không ít khó khăn. Do vậy, để các phong trào ứng dụng KHKT phát triển mạnh, Đoàn xã đã chủ động giới thiệu các loại cây con, giống mới có hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật; đồng thời thường xuyên phối hợp Trạm Khuyến nông… mở lớp tập huấn kỹ thuật cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia. Cùng với việc chuyển giao KHKT, Đoàn xã đẩy mạnh giúp thanh niên vay vốn. Đến nay, hơn 50 mô hình trang trại VAC, VC, kinh doanh dịch vụ tổng hợp của các bạn trẻ trong xã làm ăn hiệu quả, mỗi năm thu nhập từ 50 đến 150 triệu đồng.
Đoàn xã Ea Na, huyện Krông Ana đã giúp 394 hộ gia đình trẻ được vay vốn, với tổng số tiền hơn 6,5 tỷ đồng, từ các nguồn vốn khác nhau. Hiện nay, 100% số thôn, buôn của xã đều có tổ vay vốn do tổ chức Đoàn phụ trách, qua đó giúp 100 thanh niên thoát nghèo. Thông qua các lớp học, các buổi tuyên truyền do Đoàn, Hội tổ chức, Đoàn xã Ea Na chủ động nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN từ đó có cơ sở để đề ra những chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp và hiệu quả. Đoàn xã Ea Na đã phát động “Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn biện pháp mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh”; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác đưa tiến bộ KHKT vào áp dụng thực tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của địa phương.
Thiếu việc làm, thiếu vốn sản xuất là một trong những khó khăn của phần lớn thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm gì để hỗ trợ giúp đỡ thanh niên vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương luôn là câu hỏi đặt ra cho các cơ sở đoàn trong tỉnh Đác Lắc. Những năm qua, thông qua các kênh cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, vay sản xuất kinh doanh, đến nay toàn tỉnh đã có 170.564 hộ thanh niên nghèo được vay vốn với gần 186 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Anh Y Nhuần Byă, Trưởng Ban Thanh niên nông thôn, công nhân và đô thị Tỉnh Đoàn Đác Lắc, cho biết: Nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả của đoàn viên, thanh niên đã được nhân rộng, tạo chuyển biến tích cực trong định hướng nghề nghiệp và việc làm cho tuổi trẻ tỉnh nhà. Tỉnh Đoàn còn phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho tuổi trẻ; đồng thời, đôn đốc các bí thư Đoàn xã thường xuyên nắm bắt nhu cầu, hướng dẫn triển khai dự án, thủ tục vay vốn cho ĐVTN. Nhờ đó, nhiều thanh niên có nhu cầu đều được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế và làm ăn hiệu quả.
Theo Nhandan
Ý kiến ()