LSO- Trên thế giới, hiếm có một quốc gia nào có một khu quần thể di tích lịch sử lâu đời thiêng liêng gắn với cội nguồn dân tộc, bền vững và sống động trong tâm thức của 54 dân tộc anh em. Hiện nay, các công trình kiến trúc của khu quần thể di tích Đền Hùng vừa mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vương vừa toát lên vẻ hiện đại bề thế của thời đại Hồ Chí Minh. Trên thế giới, cũng hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam có chung một ngày giỗ Tổ, lấy ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm, con dân nước Việt hành hương về Đền Hùng giỗ Tổ Hùng Vương để tắm mình trong những giá trị tinh thần đích thực của cha ông, nghe câu ca vang ngân đời nối đời: “Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Lễ khánh thành Bảo tàng Hùng Vương Về Đền Hùng hôm nay, qua cổng chính một đoạn, vừa đến chân núi Hùng, giữa ngã năm Đền Giếng,...
LSO- Trên thế giới, hiếm có một quốc gia nào có một khu quần thể di tích lịch sử lâu đời thiêng liêng gắn với cội nguồn dân tộc, bền vững và sống động trong tâm thức của 54 dân tộc anh em. Hiện nay, các công trình kiến trúc của khu quần thể di tích Đền Hùng vừa mang đậm dấu ấn thời đại Hùng Vương vừa toát lên vẻ hiện đại bề thế của thời đại Hồ Chí Minh. Trên thế giới, cũng hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam có chung một ngày giỗ Tổ, lấy ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm, con dân nước Việt hành hương về Đền Hùng giỗ Tổ Hùng Vương để tắm mình trong những giá trị tinh thần đích thực của cha ông, nghe câu ca vang ngân đời nối đời:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Lễ khánh thành Bảo tàng Hùng Vương
Về Đền Hùng hôm nay, qua cổng chính một đoạn, vừa đến chân núi Hùng, giữa ngã năm Đền Giếng, chúng ta thấy bức phù điêu cao 7 mét, trên đó thể hiện cảnh Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong tại Đền Hạ. Góc bên phải bức phù điêu có dòng chữ nổi ghi câu nói nổi tiếng của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Tìm hiểu Vua Hùng định đô, chúng ta tìm hiểu ngọc phả Hùng Vương và tìm hiểu thời đại Hùng Vương, biết rằng, 18 đời Hùng Vương kéo dài 2000 năm, đó là một thời kỳ trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính trong thời kỳ này, nền tảng dân tộc Việt Nam , nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam đã được xây dựng.
Chiêm ngưỡng bức phù điêu, đọc hàng chữ nổi “Các vua Hùng đã có công dựng nước”, đọc tiếp “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, chúng ta thấy thiêng liêng lời Bác Hồ căn dặn. Ngày 19-9-1954 , tại Đền Hạ trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ của Đại đoàn quân tiên phong do đồng chí Song Hào, Chính ủy Đại đoàn dẫn đầu trước khi về tiếp quản thủ đô. Mặc bộ quần áo bà ba màu gụ, Bác Hồ ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ: “Vua Hùng là người có công dựng nước. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được thủ đô. Tám, chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn… Đồng bào Hà Nội chờ mong các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang mong chờ cờ đỏ sao vàng, chờ đợi hoan hô các chú. Hãy xứng đáng với vinh dự đó, trách nhiệm đó”.
Ngày ấy, lời căn dặn trên đây của Bác Hồ đã được cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong khắc ghi và làm theo. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, về Đền Hùng, hòa vào dòng người hành hương giỗ Tổ Hùng Vương, mỗi chúng ta chiêm ngưỡng bức phù điêu, thấy thiêng liêng lời Bác, càng khắc ghi lời Bác sâu sắc, càng ra sức thực hiện lời Bác thiêng liêng “giữ nước” trên mọi phương diện.
Trung Thành
Ý kiến ()