Gìn giữ và yêu quý các giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc
Nhân dịp các kiều bào về nước dự chương trình Xuân Quê hương 2012 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện thân mật với nhiều đại biểu kiều bào. Trong không khí hân hoan chào đón năm mới, kiều bào đã bày tỏ niềm hạnh phúc được đón Tết cổ truyền trên quê hương và mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ri Phan Bích Thiện:Ấm áp và gần gũi khi trở vềLuôn bận rộn với công việc của Giám đốc điều hành khách sạn bốn sao Lâu đài Fried tại Hung-ga-ri, tôi vẫn cố gắng tham gia công tác cộng đồng. Vừa là Ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lại giữ vai trò Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ri, tôi đã cùng chị em tổ chức nhiều hoạt động nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vượt khó khăn trong cuộc sống nơi đất khách quê người. Là người phụ nữ trong gia đình, chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc...
Nhân dịp các kiều bào về nước dự chương trình Xuân Quê hương 2012 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện thân mật với nhiều đại biểu kiều bào. Trong không khí hân hoan chào đón năm mới, kiều bào đã bày tỏ niềm hạnh phúc được đón Tết cổ truyền trên quê hương và mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.
Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ri Phan Bích Thiện:
Ấm áp và gần gũi khi trở về
Luôn bận rộn với công việc của Giám đốc điều hành khách sạn bốn sao Lâu đài Fried tại Hung-ga-ri, tôi vẫn cố gắng tham gia công tác cộng đồng. Vừa là Ủy viên Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lại giữ vai trò Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hung-ga-ri, tôi đã cùng chị em tổ chức nhiều hoạt động nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vượt khó khăn trong cuộc sống nơi đất khách quê người. Là người phụ nữ trong gia đình, chúng tôi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, dạy tiếng Việt cho con cái để thế hệ sau, dù sống xa quê hương, vẫn gìn giữ và yêu quý các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Là Chủ tịch Quỹ Vì quan hệ Hung-ga-ri – Việt Nam, với những hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, tôi tự hào khi Tượng đài hữu nghị, với hình ảnh trống đồng của Việt Nam, đã được dựng lên giữa trung tâm thành phố của Hung-ga-ri. Chúng tôi còn tổ chức triển lãm về Việt Nam, làm phóng sự trên Đài Truyền hình Hung-ga-ri về cộng đồng người Việt Nam hội nhập tốt ở nước sở tại. Đây là những cơ hội quý giá để giới thiệu với những người sống xa quê hương và bạn bè ở Hung-ga-ri hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới. Chúng tôi cho rằng, nếu mỗi người Việt Nam ở nước ngoài biết tận dụng tiềm năng của các nước sở tại để làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước thì sẽ đóng góp được nhiều hơn cho quê hương, đất nước.
Sống xa quê hương 25 năm, tôi vô cùng xúc động được lần đầu thay mặt kiều bào tiêu biểu phát biểu cảm nghĩ tại lễ cầu siêu cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ Đoàn tàu không số. Đứng trước anh linh các liệt sĩ, tôi tự hứa sẽ nỗ lực hơn nữa, bởi những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với sự hy sinh thầm lặng của các anh. Sau hơn mười năm mới về đón Tết tại quê nhà, tôi cảm thấy ấm áp, gần gũi, như người con đi xa trở về được hòa mình vào không khí Xuân trên quê hương ngày càng đổi mới và phát triển.
BẢO TRÂN (Thực hiện)
* Bà Vũ Thị Thiềng, Việt kiều tại Ca-na-đa:
Chỉ mong “lá rụng về cội”
Tôi sống cùng gia đình tại thành phố đảo Van-cu-vơ, Ca-na-đa. Tuy xa quê hương, nhưng chúng tôi vẫn luôn một lòng hướng về Tổ quốc với nỗi nhớ và tình yêu da diết. Mỗi độ Xuân về, tình yêu đó lại trở nên mãnh liệt hơn, không kể người già hay trẻ nhỏ, ai ai cũng ao ước được trở về với cội nguồn và đón Tết tại quê hương. Nhiều người không thể trở về Việt Nam đón chào năm mới, nhưng không khí Tết vẫn lan tỏa trong các bữa tiệc đón Xuân quê hương do cộng đồng người Việt Nam tại Ca-na-đa tổ chức. Đây không chỉ là dịp để bà con sum họp, mà còn là cơ hội giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua những bộ áo dài truyền thống, món ăn cổ truyền dân tộc, bài ca, câu hát mang đậm âm hưởng quê hương.
Tuy cộng đồng người Việt Nam ở Van-cu-vơ không lớn, nhưng chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ và xây dựng đất nước, thành lập Quỹ Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, Quỹ Trái tim cho em… Số tiền đóng góp tuy nhỏ, nhưng đó là tấm lòng của những người con xa quê hương chia sẻ khó khăn với đồng bào trong nước.
Mỗi lần trở về Việt Nam, tôi phấn khởi khi thấy đất nước ngày một đổi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để những người Việt Nam sống ở nước ngoài có dịp trở về và đóng góp cho đất nước. Đó là lý do để những người Việt Nam lớn tuổi ở Ca-na-đa chỉ mong “lá rụng về cội”, được trở về sinh sống ở Việt Nam lúc tuổi xế chiều.
Theo Nhandan
Ý kiến ()