Giấu bệnh, dịch lợn tai xanh lây lan ở Bắc Cạn
Dịch lợn tai xanh xuất hiện, chỉ trong thời gian ngắn đã lây lan trên diện rộng ở huyện Chợ Mới, thị xã Bắc Cạn gây nhiều thiệt hại đối với kinh tế, do chính người dân gây ra và sự lơ là của cán bộ.Đầu tháng 8- 2012, người dân một số thôn, bản xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới thấy lợn ốm thì tự chạy chữa, tiêm thuốc mà lợn không khỏi bệnh, lăn ra chết. Một số hộ khác thấy lợn bỏ ăn, da mần đỏ, khó thở đã gọi người buôn đến bán tống, bán tháo được đồng nào hay đồng ấy, sợ bị tiêu hủy sẽ “mất” hết.Thấy lợn bị bệnh nhiều, một số tư thương thu mua lợn được dịp “đục nước béo cò”, tuyên truyền xằng bậy, “ép” người dân bán với giá rẻ. Một số người dân cũng tự thịt lợn bán chạy. Khi xác định lợn chết là do mắc bệnh tai xanh thì dịch đã lây lan ra 11 thôn tại hai xã, sau đó lan rộng ra 66 thôn ở tất cả các xã trên địa bàn toàn huyện Chợ Mới. Toàn huyện Chợ Mới có 822 con lợn...
Dịch lợn tai xanh xuất hiện, chỉ trong thời gian ngắn đã lây lan trên diện rộng ở huyện Chợ Mới, thị xã Bắc Cạn gây nhiều thiệt hại đối với kinh tế, do chính người dân gây ra và sự lơ là của cán bộ.
Đầu tháng 8- 2012, người dân một số thôn, bản xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới thấy lợn ốm thì tự chạy chữa, tiêm thuốc mà lợn không khỏi bệnh, lăn ra chết. Một số hộ khác thấy lợn bỏ ăn, da mần đỏ, khó thở đã gọi người buôn đến bán tống, bán tháo được đồng nào hay đồng ấy, sợ bị tiêu hủy sẽ “mất” hết.
Thấy lợn bị bệnh nhiều, một số tư thương thu mua lợn được dịp “đục nước béo cò”, tuyên truyền xằng bậy, “ép” người dân bán với giá rẻ. Một số người dân cũng tự thịt lợn bán chạy. Khi xác định lợn chết là do mắc bệnh tai xanh thì dịch đã lây lan ra 11 thôn tại hai xã, sau đó lan rộng ra 66 thôn ở tất cả các xã trên địa bàn toàn huyện Chợ Mới. Toàn huyện Chợ Mới có 822 con lợn chết, tiêu hủy và hơn một nghìn con khác mắc bệnh. Dịch lợn tai xanh còn lây lan đến ba xã, phường thuộc thị xã Bắc Cạn cũng không loại trừ khả năng lợn ốm được mang từ huyện Chợ Mới lên thị xã tiêu thụ.
Chi Cục phó Thú y Bắc Cạn Nông Xuân Hữu thừa nhận: Một số người dân tự chữa trị cho lợn, giấu dịch, đến khi không chữa được mới báo chính quyền nên đã muộn. Mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn tai xanh với mức 38 nghìn đồng/kg lợn hơi, nhưng ban đầu nhân dân không biết chính sách này nên cho rằng lợn bị tiêu hủy là mất hết nên có tình trạng bán chạy. Một số lợn bị bệnh dịch chết không được xử lý theo đúng quy trình, vứt bừa bãi xuống sông, suối.
Điều đáng ngạc nhiên là ở các thôn, bản có trưởng các đoàn thể, trưởng thôn, thú y viên… nhưng không phát hiện dịch bệnh sớm, đến khi dịch lan ra nhiều hộ thì mới báo cáo. Khi cơ quan thú y lấy mẫu gửi đi xét nghiệm xác định bệnh, dịch bệnh đã xuất hiện cả chục ngày trước. Ông Nông Xuân Hữu thẳng thắn: “Công tác giám sát dịch bệnh ngay tại cơ sở làm chưa tốt”. Nhiều người dân còn xông vào hiện trường tiêu hủy gia cầm không rõ nguồn gốc để “cướp” hàng nghìn con gà, vịt giống về nuôi, bán làm giống tại các địa phương. Đây là nguồn phát tán, lây lan dịch bệnh nguy hiểm, làm cho dư luận trên địa bàn tỉnh rất bức xúc, nhưng đến nay các cơ quan chức năng của tỉnh không có biện pháp gì để làm rõ vụ việc này.
Mặc dù đến nay tỉnh Bắc Cạn đã cơ bản khống chế được dịch lợn tai xanh, nhưng nó đã để lại thiệt hại lớn đối với chăn nuôi, Ngân sách Nhà nước chi hàng tỷ đồng để hỗ trợ cho nhân dân, tiền vắc xin tiêm phòng, trả công cho đội ngũ cán bộ chống dịch.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()