LSO-Trong chặng đường phát triển đất nước ngành giao thông vận tải đã đóng góp không nhỏ vào quá trình đi lên đó. Với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi biên giới sự đóng góp của ngành giao thông vận tải có một ý nghĩa đặc biệt cả kinh tế và chính trị.Công nhân Công ty xây dựng giao thông Thống nhất nâng cấp đường nội thịNgày 28/8/1945, sau khi nước ta giành được độc lập chưa đầy 10 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời thành lập Bộ Giao thông Công chính. Lúc bấy giờ ông Đào Trọng Kim được Bác cử làm Bộ trưởng. Ở Lạng Sơn, tháng 10/1945 Chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập, theo đó Ty Công chính Lạng Sơn cũng ra đời khá sớm, ông Lê Duy Đễ được cử làm Trưởng ty. Trong bộn bề thiếu thốn của thời kỳ đầu cách mạng, chính quyền, nhân dân toàn tỉnh vẫn ưu tiên đặc biệt cho phát triển giao thông vận tải. Thời bấy giờ các công trình giao thông do thực dân Pháp để lại vô cùng nghèo nàn. Đường liên tỉnh qua...
LSO-Trong chặng đường phát triển đất nước ngành giao thông vận tải đã đóng góp không nhỏ vào quá trình đi lên đó. Với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi biên giới sự đóng góp của ngành giao thông vận tải có một ý nghĩa đặc biệt cả kinh tế và chính trị.
|
Công nhân Công ty xây dựng giao thông Thống nhất nâng cấp đường nội thị |
Ngày 28/8/1945, sau khi nước ta giành được độc lập chưa đầy 10 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời thành lập Bộ Giao thông Công chính. Lúc bấy giờ ông Đào Trọng Kim được Bác cử làm Bộ trưởng. Ở Lạng Sơn, tháng 10/1945 Chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập, theo đó Ty Công chính Lạng Sơn cũng ra đời khá sớm, ông Lê Duy Đễ được cử làm Trưởng ty. Trong bộn bề thiếu thốn của thời kỳ đầu cách mạng, chính quyền, nhân dân toàn tỉnh vẫn ưu tiên đặc biệt cho phát triển giao thông vận tải.
Thời bấy giờ các công trình giao thông do thực dân Pháp để lại vô cùng nghèo nàn. Đường liên tỉnh qua Lạng Sơn có 5 tuyến, rộng hơn 3 mét chủ yếu là đường đất, đá cấp phối. Đường sắt khổ hẹp, lạc hậu chỉ phục vụ vận tải nhỏ cho công cuộc khai thác thuộc địa và phục vụ chiến tranh. Ngay khi tiếp quản cơ sở của thực dân, ngành giao thông vận tải Lạng Sơn bắt đầu gắn với vận mệnh của đất nước, của tỉnh, của dân tộc. Những năm tháng ấy không chiến công nào, không bước đường đi lên nào lại không gắn với ngành. Từ “Tổng phá tề” “Tuần phá đường” “Làm chủ đường 4”, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã bám đường đánh địch ngăn bước tiến quân thù. Tất cả điều đó đã hội tụ thành chiến thắng biên giới khai thông giữa nước ta với các nước anh em. Từ đây, nguồn lực của “làn sóng đỏ” đã giúp chúng ta làm nên chiến thắng.
Sau năm 1954 ngành giao thông vận tải dốc sức khôi phục cơ sở, mở rộng đường lên 6 đến 7 mét. Cả tỉnh mới có 8 chiếc xe ô tô tải, có 5 ô tô khách và hơn 3 ngàn xe đạp. Ấy thế mà đã làm nên những chiến thắng oai hùng. Suốt những năm chống Mỹ, Lạng Sơn trở thành cảng nổi của cả nước. Để chặn tiếp tế từ các nước xã hội chủ nghĩa hàng ngàn tấn bom đạn đã thả xuống thị xã chỉ có trên 4 ngàn dân. Cầu, đường bị phá hủy nhưng những cán bộ công nhân ngành giao thông vận tải vẫn “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”. Chiến công của họ đã góp làm nên chiến thắng thu non sông về một mối.
Ngay sau năm 1975, toàn ngành giao thông vận tải tỉnh bắt tay vào quá trình xây dựng, nhiều tuyến đường được nâng cấp rải nhựa như 1B, 4A, 4B. Mở mới đường Bình Gia- Thất Khê, Vĩnh Lại- Na Sầm. Đặc biệt sau chiến tranh bảo vệ biên giới hàng loạt tuyến đường đã được mở như Văn Mịch- Thất Khê, Trấn Ninh- Na Sầm, Thạch Đạn- Bảo Lâm…Cho đến nay toàn tỉnh đã có 226/226 xã, thị trấn có đường ô tô đi đến trung tâm xã. Đường ra các cửa khẩu đã được nhựa hóa mặt đường. Rất nhiều những con đường thôn bản được mở đã tạo ra một diện mạo giao thông hiện đại. Xác định giao thông vận tải ở tỉnh miền núi biên giới như Lạng Sơn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tỉnh ra các nghị quyết chuyên đề phát triển giao thông như Nghị quyết 14, 15, Nghị quyết 53 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Vì vậy chỉ một thời gian ngắn giao thông vận tải trên toàn tỉnh đã có bước tiến vượt bậc. Đã huy động xã hội hoá làm đường giao thông nông thôn. Vốn đầu tư giao thông ngày càng lớn.
Qua 4 năm từ 2007 đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hạ tầng giao thông với trên 2.010,97 tỷ đồng, trong đó 953,38 tỷ đồng là từ ngân sách địa phương. Đã nâng cấp sửa chữa 397,58 km đường. Bê tông, nhựa hoá 221,1 km đường liên huyện, nâng cấp sửa chữa 1.389 km đường liên xã. Hỗ trợ trên 56.000 tấn xi măng, toàn dân huy động 2,5 triệu ngày công, đóng góp trên 9 tỷ đồng. Tổng số chiều dài mặt đường nhà nước và nhân dân cùng làm đạt 1.132,2km. Nhiều nơi nhân dân đã tự giác làm đường, làm cầu như ở Chi Lăng, Hữu Lũng, thành phố Lạng Sơn, Cao Lộc. Phong trào hiến đất làm đường, tự mở đường ngày càng sâu rộng trong dân. Hiện toàn tỉnh có trên 6 ngàn xe ô tô, trên 200 ngàn xe máy, có 8 hãng tắc xi với gần 400 xe. Cũng là một trong những tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đầu tiên có tuyến xe buýt. Đầu tư bến bãi ngày càng phát triển theo hướng hiện đại như Bến xe phía Bắc, Bến xe Đồng Đăng. Hoàn thành quy hoạch ngành đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
66 năm phát triển trưởng thành, ngành giao thông vận tải Lạng Sơn đã cùng cả tỉnh vững bước đi lên, xứng tầm làm một ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi tuyến đầu biên giới.
Đông Bắc
Ý kiến ()